Chung tay nâng tầm phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
Cục Hải quan Hải Phòng coi phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong nhiều năm qua và giúp thay đổi tư duy của công chức Hải quan từ việc coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý sang quan hệ đối tác, hợp tác.
Cục Hải quan Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, thiết thực với cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra, đơn vị đã tiến hành ký biên bản thỏa thuận với hơn 25.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, 21 hiệp hội, ngành hàng, cũng như thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe, giải đáp trực tiếp khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, trên website của đơn vị thường xuyên cấp nhật văn bản mới, tiếp nhận, giải đáp các vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp thắc mắc, quan tâm.
Đơn vị đã xây dựng phần mềm đánh giá sự hài lòng của công chức Cục Hải quan Hải Phòng, mọi đánh giá hài lòng, không hài lòng đều được gửi đến lãnh đạo Cục, bộ phận thanh tra, kiểm tra… để xác định làm rõ. Kết quả, tỷ lệ doanh nghiệp “Hài lòng” và “Rất hài lòng” đạt trên 99%, góp phần động viên, khích lệ công chức thực hiện nhiệm vụ.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh Bùi Ngọc Lợi: Nhiều sáng kiến phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
Trong thời gian qua, Cục Hải quan Quảng Ninh đã có nhiều sáng kiến triển khai hiệu quả công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp.
Đó là, triển khai cơ chế đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp cơ sở (CDCI) trong nội bộ Cục; thành lập các tổ giải quyết tiếp nhận vướng mắc của các doanh nghiệp (Tổ ESEC). Đặc biệt là chủ động xây dựng các phần mềm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hải quan như phần mềm quản lý hàng hóa của cư dân biên giới. Cục Hải quan Quảng Ninh đã xây dựng và triển khai hiệu quả Đề án quản lý hải quan tập trung tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, đây được xem là điểm sáng trong toàn ngành Hải quan. Hiện Cục đã xây dựng, đề xuất Tổng cục Hải quan về Đề án cửa khẩu số (dự kiến triển khai tại cầu Bắc Luân II, TP Móng Cái).
Thời gian tới, hy vọng Tổng cục Hải quan tiếp tục tăng cường các biện pháp để phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thông qua việc thiết lập cơ cở dữ liệu, cập nhật thông tin vướng mắc mà các cục hải quan tỉnh, thành phố tiếp nhận, giải quyết để chia sẻ, sử dụng trong toàn Ngành. Đồng thời, xây dựng nền tảng công nghệ thông tin giúp cho việc trao đổi giữa Hải quan-Doanh nghiệp được hiệu quả hơn; đào tạo nâng cao năng lực cho công chức Hải quan; sớm hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Hải quan số, Hải quan thông minh, đáp ứng mong mỏi của doanh nghiệp để đáp ứng mục tiêu phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp đã đề ra.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Nguyễn Thanh Bình: Lấy sự hài lòng của doanh nghiệp làm tiêu chí đánh giá hiệu quả phục vụ
Cục Hải quan Bình Dương luôn lấy sự hài lòng của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá hiệu quả phục vụ doanh nghiệp. Vì vậy, từ năm 2020 đơn vị đã triển khai tổ chức thực hiện khảo sát sự hài lòng của của doanh nghiệp thông qua hệ thống Kiosk tại các chi cục hải quan. Hệ thống thu thập thông tin sự hài lòng của doanh nghiệp đã tạo thêm một công cụ, một kênh giao tiếp với doanh nghiệp để cơ quan Hải quan đánh giá hiệu quả cung cấp dịch vụ công của đơn vị, cũng như có thêm thông tin đánh giá hiệu quả phục vụ doanh nghiệp và quản trị công việc. Thành lập các Tổ tiếp xúc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn…
Để công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp đi vào thực chất, Tổng cục Hải quan cần tổ chức các khóa đào tạo về phát triển Hải quan – Doanh nghiệp cho cả phía cơ quan Hải quan và các Hiệp hội, các nhóm đối tượng doanh nghiệp. Thông qua các cuộc hội thảo, tập huấn này sẽ chia sẻ thêm các kinh nghiệm, mô hình, phương pháp thực hiện hiệu quả để các đơn vị nâng cao nhận thức và hành động; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, lựa chọn doanh nghiệp tham gia và thanh loại khỏi chương trình đối tác; Tổng cục Hải quan cũng cần hướng dẫn thêm các hình thức tuyên truyền qua các ứng dụng mạng xã hội… để bắt kịp xu thế tiếp cận thông tin của cộng đồng doanh nghiệp và giúp cho các Chi cục có cơ sở để triển khai các hình thức tuyên truyền này được bài bản, đúng quy định hơn.
Xây dựng các phần mềm tương tác giữa cơ quan Hải quan và Doanh nghiệp để lãnh đạo Công ty và lãnh đạo phía cơ quan Hải quan có thể tương tác trực tiếp, qua đó giám sát, quản trị được các vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải một cách nhanh chóng nhất.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Đỗ Thanh Quang: Phát triển quan hệ đối tác ngày càng khăng khít
Để phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp, Cục Hải quan TPHCM đã ban hành các kế hoạch thực hiện theo từng năm. Trong đó, sáng kiến nổi bật, từ năm 2016 đến nay, đơn vị liên tục triển khai sáng kiến “Cộng đồng doanh nghiệp và Cục Hải quan TPHCM là đối tác đồng hành chung tay cùng phát triển”; Đề án tạo thuận lợi thương mại tại cảng Cát Lái… Đồng thời, đơn vị đã tổ chức và tham gia gần 200 hội nghị, tọa đàm đối thoại với doanh nghiệp để tập huấn phổ biến kiến thức về pháp luật trong lĩnh vực hải quan cũng như giải đáp vướng mắc, lắng nghe các ý kiến đóng góp trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động XNK. Nhờ những hoạt động tích cực từ Hải quan và doanh nghiệp đã tạo nên mối quan hệ khăng khít và ngày càng phát triển.
Với bề dày kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghiệp vụ hải quan cho doanh nghiệp, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các hiệp hội tổ chức nhiều hơn nữa các buổi đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp về các mảng nghiệp vụ, loại hình theo đề nghị của các doanh nghiệp.
Bà Đỗ Thị Thu Thủy, đại diện Hiệp hội chuyển phát nhanh châu Á-Thái Bình Dương (CAPEC): Cam kết đồng hành cùng cơ quan Hải quan
Hiệp hội chuyển phát nhanh châu Á-Thái Bình Dương (CAPEC) đánh giá cao các hoạt động phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp về tinh thần hỗ trợ của cơ quan Hải quan trong việc thay đối phương thức quản lý, thay đổi tư duy: Doanh nghiệp từ đối tượng quản lý chuyển sang là đối tượng phục vụ.
Thời gian qua, cơ quan Hải quan đã xây dựng nhiều văn bản quy định cơ chế phối hợp, kế hoạch hành động hợp tác với cộng doanh nghiệp như cung cấp thông tin, tham vấn, phối hợp hợp tác, ký kết các biên bản thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Hiệp hội CAPEC, các doanh nghiệp chuyển phát nhanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tiếp thu nhiều kiến thức, thông tin quý báu từ phía cơ quan Hải quan để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như thực tiễn thực hiện thủ tục hải quan.
Nổi bật là cơ quan Hải quan đã triển khai Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, đây là cơ hội để các doanh nghiệp tham gia cập nhật kiến thức, văn bản pháp luật, nâng cao tính tuân thủ pháp luật, nhận được sự hỗ trợ hiệu quả hơn. Hiệp hội CAPEC hoan nghênh, ủng hộ các nội dung mà cơ quan Hải quan đặt ra trong Chương trình và mong muốn cơ quan Hải quan mở rộng hơn đối tượng tham gia (như doanh nghiệp chuyển phát nhanh, đại lý thủ tục hải quan…) tiến tới được công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
Hiệp hội CAPEC đề nghị cơ quan Hải quan tiếp tục đưa ra tiêu chí mang tính định lượng để đánh giá chất lượng phục vụ của công chức Hải quan các cấp; đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp trong việc phối hợp với cơ quan Hải quan. Các doanh nghiệp chuyển phát nhanh cam kết đồng hành cùng cơ quan Hải quan để cùng cơ quan Hải quan xây dựng phát triển, tập trung cải thiện các vấn đề cụ thể trong thực hiện thủ tục hải quan.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội (Cục Hải quan Hà Nội) Nguyễn Thị Thanh Thủy: Tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, hợp tác với doanh nghiệp
Chi cục tập trung triển khai các hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật hải quan đến cộng đồng doanh nghiệp như niêm yết văn bản quy phạm pháp luật tại trụ sở; gửi email và thông qua các ứng dụng công nghệ. Đồng thời, Chi cục cũng tổ chức các hội nghị đối thoại để phổ biến các văn bản, pháp luật mới; các văn bản dự kiến sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.
Để tạo điều kiện cho hoạt động của doanh nghiệp, Chi cục thành lập các tổ giải đáp khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp như phân loại hàng hóa, trị giá hải quan, giải quyết đơn thư khiếu nại tổ cáo… tiếp nhận giải quyết thông tin một cách sớm nhất, thấu đáo. Thông qua các hội nghị đối thoại, Chi cục đã lắng nghe, ghi nhận phản hồi của doanh nghiệp liên quan đến chính sách, pháp luật hải quan giải đáp ngày các vướng mắc thuộc thẩm quyền và có văn bản gửi Cục, Tổng cục Hải quan các vướng mắc vượt thẩm quyền.
Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã phối hợp, hợp tác với các doanh nghiệp trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; hợp tác về quản lý chính sách mặt hàng, quản lý nguyên liệu đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu… Đồng thời, ký thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội logistics Hà Nội nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, quá đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam: Cơ quan Hải quan luôn cầu thị tiếp thu kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp
Ngành Dệt may Việt Nam có kim ngạch xuất nhập khẩu rất lớn, chiếm 60-70 tỷ USD/năm, với 2/3 là kim ngạch xuất khẩu. Khoảng 10 năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành Dệt may tăng khoảng 2 lần, kết quả này có đóng góp tích cực của cơ quan Hải quan trong việc phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp.
Cơ quan Hải quan coi doanh nghiệp là đối tác tin cậy thay vì là đối tượng quản lý. Trong đó, cơ quan Hải quan cởi mở chia sẻ thông tin, kiến nghị, đề xuất nội dung liên quan đến cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như cầu thị tiếp thu kiến nghị, để xuất của doanh nghiệp như sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cơ quan Hải quan có sự thay đổi tích cực về tác phong, thái độ phục vụ.
Cơ quan Hải quan đã và đang tập trung hiện đại hóa, áp dụng công nghệ thông tin hướng đến Hải quan số, Hải quan thông minh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm chi phí tuân thủ; tham gia cùng doanh nghiệp làm việc với các bộ, ngành sửa đổi quy định, chính sách cho phù hợp. Chẳng hạn có các vấn đề liên quan đến Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông…, cơ quan Hải quan đã có những buổi làm việc để tháo gỡ giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề nghị cơ quan Hải quan tiếp tục đẩy mạnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp theo hướng “Thông tin-Tham vấn-Tham gia-Hợp tác”; áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, đảm bảo các hoạt động nghiệp vụ diễn ra thông suốt.
Ông Yoshida Susumu, Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI): Quan hệ đối tác giữa Hải quan - Doanh nghiệp cần tiếp tục được duy trì thường xuyên
Năm 2017, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) và Tổng cục Hải quan đã ký biên bản ghi nhớ. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam, phần lớn là doanh nghiệp chế xuất, nhập khẩu khối lượng lớn nguyên liệu, cũng như sản xuất xuất khẩu.
Trước đây các vướng mắc của các doanh nghiệp Nhật Bản phát sinh rất nhiều. Tuy nhiên, sau khi ký kết biên bản giữa JCCI với Tổng cục Hải quan, hai bên duy trì thường xuyên các hoạt động hợp tác thông qua các cuộc họp định kỳ hàng quý, nhờ đó các vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp Nhật Bản đã được Tổng cục Hải quan tiếp thu, đồng thời kiến nghị, đề xuất các bộ, ngành liên quan giải đáp kịp thời.
Trong quá trình hoạt động, JCCI nói chung và các doanh nghiệp thành viên nói riêng luôn nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của cơ quan Hải quan các cấp, phân tích, giải quyết công bằng, minh bạch theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa, trong quá trình vận hành, thực thi các văn bản pháp luật mới, JCCI luôn được trao đổi, cung cấp thông tin từ Tổng cục Hải quan. Thông qua các buổi đào tạo, tập huấn, hướng dẫn triển khai văn bản mới do cơ quan Hải quan tổ chức đã giúp doanh nghiệp nắm bắt được những thay đổi, nâng cao nhận thức về tuân thủ pháp luật, từ đó hạn chế phát sinh vi phạm do chưa hiểu rõ pháp luật.
Ông Đặng Vũ Thành, Phó Chủ tịch VLA: Cơ quan Hải quan tiên phong trong công tác cải cách các thủ tục hành chính
Ngày 26/9/2017, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) và Tổng cục Hải quan ký văn bản thỏa thuận hợp tác với 4 nội dung chính: hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp trong việc thực thi đúng pháp luật về hải quan; tăng cường gắn kết phục vụ cho lợi ích chung của cả hai bên; phát triển dịch vụ logistics và tăng cường năng lực của các đại lý hải quan.
Xét từ góc độ hợp tác này, hai bên đã tham gia rất là nhiều buổi tập huấn, các lớp bồi dưỡng, tổ chức và đồng tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khác nhau liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ về XNK, thương mại như Hội thảo góp ý về Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Hội nghị RCEP; Hội nghị về cắt giảm chi phí xuất nhập khẩu…
Nổi bật là hai bên đã cùng nhau xây dựng Bộ Chỉ số đánh giá về năng lực của đại lý làm thủ tục hải quan, góp phần gắn kết giữa VLA và Tổng cục Hải quan.
Cơ quan Hải quan tiên phong trong công tác cải cách các thủ tục hành chính và đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp hội viên của VLA nói riêng cũng như là doanh nghiệp nói chung.
Bà Trần Thụy Quế Phương, Chánh văn phòng VASEP: Hiệu quả hơn 20 năm hợp tác với cơ quan Hải quan
Năm 2003, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã chủ động xây dựng ký kết thỏa thuận với Tổng cục Hải quan. Sau hơn 10 năm, hai bên đã thực hiện đánh giá, tổng kết chương trình, sau đó tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác cho đến nay. Hai bên đã tích cực trong công tác phối hợp thực hiện quy chế phối hợp.
Trong đó, cơ quan Hải quan luôn quan tâm đồng hành cùng doanh nghiệp thủy sản, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động XNK mặt hàng thủy sản của hàng trăm doanh nghiệp hội viên. Việc phối hợp giữa Hải quan và hiệp hội là cần thiết cho các doanh nghiệp hội viên. Để phát huy hiệu quả quan hệ đối tác giữa hai bên, chúng tôi kiến nghị và mong muốn tiếp tục được hợp tác với cơ quan Hải quan trong công tác đào tạo về thủ tục, hướng dẫn các chính sách mới; ngược lại VASEP sẽ làm tốt vai trò đồng hành là cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan Hải quan để đồng hành thực hiện tốt các chương trình của cơ quan Hải quan, cũng như các quy định pháp luật.
Ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam: Cần có cơ chế tăng cường sự hợp tác giữa Hải quan và doanh nghiệp
Mỗi năm, ngành điều XK đạt kim ngạch khoảng 3,6 tỷ USD, tương đương 40.000 container điều nhân, 80.000 container điều thô. Với lượng hàng thông qua khu vực TPHCM khoảng 70-80%, Hải quan TPHCM có vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp ngành điều.
Có thể nói rằng, kênh kết nối hiệu quả nhất giữa Tổng cục Hải quan, các cục hải quan địa phương và các doanh nghiệp chính là Hiệp hội. Hiệp hội giống như “cánh tay nối dài” để tiếp thu, chuyển tải những thông tin, định hướng giữa cơ quan Hải quan với cộng đồng doanh nghiệp.
Với vai trò này, trong thời gian tới, Hiệp hội kiến nghị cần có một cơ chế hợp tác ngày càng sâu rộng giữa Hiệp hội và Tổng cục Hải quan, cũng như các cục hải quan địa phương. Ngoài việc ký kết các biên bản ghi nhớ giữa hai bên, các cục, các chi cục hải quan cử cán bộ chuyên trách, bộ phận chuyên trách theo dõi, phối hợp cùng doanh nghiệp thực hiện. Hy vọng việc hợp tác giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp ngành điều thông qua Hiệp hội Điều Việt Nam sẽ ngày càng hiệu quả hơn.
Bà Trần Thị Khánh Vy, Chánh Văn phòng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC): Doanh nghiệp đánh giá cao công tác hỗ trợ của Hải quan TPHCM
Để hỗ trợ kết nối với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM, năm 2002, UBND TPHCM đã thành lập Hệ thống đối thoại chính quyền TPHCM, trong đó, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) được giao là đơn vị chủ trì kết nối.
Từ khi thành lập đến nay, Cục Hải quan TPHCM là một trong những thành viên tham gia rất tích cực, hiệu quả với vai trò tham vấn, tạo mối quan hệ đồng hành cùng doanh nghiệp. Đến nay, Hải quan TPHCM tham gia giải đáp trên 3.500 câu hỏi của doanh nghiệp; tổ chức 66 hội nghị đối thoại trực tiếp. Các câu hỏi của Hải quan giải đáp chiếm khoảng 20% tổng số câu hỏi được doanh nghiệp gửi đến. Bên cạnh đó, Cục Hải quan TPHCM phối hợp với ban điều hành hệ thống đối thoại tham gia giải đáp vướng mắc cho các hiệp hội, doanh nghiệp nước ngoài tại TPHCM. Qua khảo sát đánh giá chương trình, Cục Hải quan TPHCM là một trong những đơn vị được đánh giá giải đáp đầy đủ, thỏa mãn yêu cầu của doanh nghiệp.
Ông Trần Văn Úc, Trưởng phòng XNK, Công ty TNHH Panasonic: Hải quan làm tốt vai trò hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao tính tuân thủ
Theo tôi, trong hoạt động XNK của doanh nghiệp, muốn làm tốt, đúng quy định, nâng cao tính tuân thủ pháp luật hải quan, ngoài việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại thì trình độ người làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp rất quan trọng, ngày càng phải được nâng cao hơn. Từ hiệu quả thực tế qua công tác tham vấn, hỗ trợ, hướng dẫn của Cục Hải quan Bình Dương trong thời gian qua, doanh nghiệp chúng tôi rất mong muốn được Tổng cục Hải quan cũng như Cục Hải quan Bình Dương tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên đề để hướng dẫn thủ tục, văn bản mới cho doanh nghiệp. Qua đó, giúp doanh nghiệp nắm vững các quy định pháp luật hải quan, thực hiện đúng, tránh được sai sót.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Chủ động phương án đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan tại sân bay quốc tế Long Thành
14:24 | 19/12/2024 Hải quan
(Infographics) Kết quả thu của 10 đơn vị hải quan tỉnh, thành phố
08:11 | 19/12/2024 Hải quan
Hải quan An Giang đưa ra nhiều lưu ý giúp doanh nghiệp nâng cao tính tuân thủ
21:15 | 18/12/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics