Chữa ung thư theo “lời đồn”: Người bệnh gánh hậu quả nặng nề
Theo các chuyên gia y tế, bệnh ung thư nếu phát hiện và điều trị sớm cơ hội khỏi rất cao |
Vô tư tin tưởng vào thầy lang, mạng xã hội
Có một thực trạng là khi biết mình bị ung thư, dù ở giai đoạn sớm, nhiều bệnh nhân lại không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sỹ mà tự ý chữa bệnh bằng các phương pháp "đồn thổi" như không phẫu thuật, nhịn ăn với hi vọng tế bào ung thư không còn gì để tồn tại, không đi đám ma, uống sừng tê giác…
Theo các bác sỹ của Bệnh viện K, vừa qua cơ sở tiếp nhận một nữ bệnh nhân là bà N.T.C (52 tuổi, Sơn Tây, Hà Nội). Theo lời bác sỹ Diệu Linh, Bệnh viện K, trước đó, bà C. đã được chẩn đoán là ung thư vú giai đoạn 2. Dù bác sỹ đã khuyên ung thư vú giai đoạn 2 nếu tuân thủ phác đồ điều trị thì tỷ lệ khỏi bệnh rất cao nhưng bà C. nhất quyết không nghe.
“Sau khi về nhà, bà C. đã nghe theo lời đồn thổi, dùng thuốc lá để đắp vào phần ngực có khối u và uống lá đu đủ để chữa ung thư. Trong suốt 6 tháng, vết thương không những không thuyên giảm mà có dấu hiệu mưng mủ, khối u như sắp vỡ, bệnh chuyển sang giai đoạn muộn và nguy cơ tử vong rất cao”, bác sỹ Diệu Linh đau xót kể lại.
Kể về một trường hợp khác, bác sỹ Phạm Thu Hương, Khoa Nhi, Bệnh viện K cho biết, vừa qua Khoa tiếp nhận một bệnh nhi được gia đình đưa đến bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, khi đang điều trị thì gia đình đột ngột xin về nhà, lý do xin về để chữa bệnh bằng thuốc nam của thầy lang.
Sau hai tháng uống thuốc nam, cháu bé được gia đình đưa lên Bệnh viện K khám trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, chỉ còn da bọc xương, thở khó. Sau khi khám bệnh, khối u của cháu bé đã phình to chiếm hết ổ bụng, vượt quá đầu dò siêu âm, không đo được kích thước, tiên lượng tử vong gần.
Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, bác sỹ Ngô Đức Hùng, Khoa cấp cứu cũng không khỏi trăn trở khi hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân cấp cứu sau khi ăn thực dưỡng.
Mới đây, bác sỹ Hùng tiếp nhận là một người phụ nữ bị bệnh ung thư vú, với khối u còn nhỏ. Do đó, cơ hội điều trị là rất lớn. Song thay vì tin vào phác đồ điều trị của bác sỹ, bệnh nhân này đã nghe theo các chia sẻ trên mạng xã hội để ăn thực dưỡng bằng gạo lứt, muối mè, đồng thời đắp thuốc để hút tế bào độc bằng khoai sọ với lời đảm bảo “khỏi 100%”.
"Sau vài tháng chữa bệnh theo cách trên, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khối u hoại tử, hạch di căn xuất hiện. Lúc này, việc chữa trị nan giải hơn, bản thân người bệnh hối hận nhưng đã muộn", bác sỹ Hùng kể.
Cũng theo vị bác sỹ này, cách đây chưa lâu, Khoa cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, cũng tiếp nhận một ca bị ung thư dạ dày vào viện trong tình trạng nặng. Theo người nhà, bệnh nhân vừa biết tin bị ung thư liền ăn thực dưỡng, không dùng thuốc Tây. Sau một thời gian ăn gạo lứt, người bệnh giảm 20 kg và vào cấp cứu trong tình trạng suy kiệt, da bọc xương.
Người bệnh nên tỉnh táo
Qua các trường hợp trên, cũng như thực tế chữa bệnh, ông Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K khẳng định, hiện nay ung thư chỉ có thể điều trị khỏi khi được điều trị theo những phương pháp khoa học đã được kiểm chứng như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị...
Theo Giám đốc Bệnh viện K, tùy vào thể trạng của mỗi bệnh nhân các bác sỹ sẽ áp dụng một phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất. Đã có nhiều bệnh nhân ung thư bỏ dở điều trị để theo các phương pháp điều trị không chính thống, theo “lời đồn” và khi quay lại điều trị tại bệnh viện thì bệnh đã quá khả năng cứu chữa vì họ đã bỏ qua “thời gian vàng” để điều trị khỏi.
“Riêng đối với các biện pháp điều trị bằng đông y hay ngồi thiền chỉ có tác dụng giúp cho người bệnh thoải mái, yên tâm hơn về tâm lý. Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đắp thuốc lá hay sử dụng bài thuốc dân gian hay đi tu, ngồi thiền mà chữa khỏi được ung thư”, Giám Đốc Bệnh viện K cho hay.
Để điều trị hiệu quả ung thư, ông Trần Văn Thuấn khuyến cáo người dân nên đi tầm soát ung thư định kỳ, từ đó sớm phát hiện tế bào ung thư (nếu có), phát hiện ung thư càng sớm thì việc điều trị càng có hiệu quả.
Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, ung thư không phải căn bệnh khủng khiếp như nhiều người đang lo sợ. Nếu người dân có lối sống lành mạnh và phát hiện bệnh sớm, đa phần đều có thể chữa khỏi.
“Hiện tại, chúng ta có rất nhiều kỹ thuật để điều trị ung thư, bao gồm nội khoa, hóa, xạ trị, i-ốt, điều trị miễn dịch chuyển giao từ nước ngoài. Bộ Y tế đang giao các bệnh viện đầu ngành để chuyển giao những kỹ thuật tiên tiến về ung thư”, ông Khuê cho hay.
Với suy nghĩ của một số bệnh nhân về việc không phẫu thuật khi mắc ung thư, bác sỹ Thân Văn Thịnh, Phó khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết, phẫu thuật vẫn là một trong những phương pháp điều trị quan trọng nhất trong đa số bệnh ung thư còn chỉ định.
Phẫu thuật chia làm 2 loại là phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng (palliative) và phẫu thuật triệt căn. Phẫu thuật triệt căn thực hiện ở giai đoạn bệnh phát hiện sớm, cắt bỏ khối u và nạo vét hạch.
Phẫu thuật giảm nhẹ thường diễn ra khi bệnh nhân ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn. Khi đó, người bệnh không còn khả năng phẫu thuật triệt căn mà mục đích chính là giảm chèn ép và tránh sùi loét nhiễm trùng. “Do đó, phẫu thuật lúc này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giảm đau đớn hoặc kéo dài sự sống cho người bệnh”, bác sỹ Thịnh khẳng định.
Tin liên quan
GE HealthCare hợp tác với Bệnh viện Trung ương Huế nâng cao năng lực y tế
16:59 | 12/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lộ thông tin trên Zalo
10:39 | 16/11/2024 Người quan sát
Sớm xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
19:02 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
Liên minh Honda-Nissan liệu có đủ lực để cạnh tranh với nhà sản suất ôtô Trung Quốc?
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics