Chưa thể coi Covid-19 như một bệnh lý chuyên khoa thông thường
Một số bệnh viện ở TPHCM lập khoa điều trị hậu Covid-19 | |
Lo ngại biến chủng mới của dịch Covid - 19 có thể thúc đẩy giá vàng đi lên | |
F1 tại Hà Nội sẽ thực hiện cách ly như thế nào? |
Để bệnh Covid-19 như bệnh thông thường cần phải đạt được 2 yếu tố, đó là miễn dịch cộng đồng và có thuốc điều trị đặc biệt. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa thực sự làm chủ được cả 2 yếu tố này Ảnh: ST |
Các địa phương lo dịch bùng phát
Theo Bộ Y tế, ngày 20/2, cả nước ghi nhận 47.200 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 47.192 ca ghi nhận trong nước (tăng 5.224 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố. Đây cũng là ngày có số ca mắc cao nhất từ trước đến nay.
Tại Hà Nội, số ca mắc mỗi ngày liên tục tăng. Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, chỉ chưa đầy một tuần số người mắc Covid-19 tăng từ 3.500 lên hơn 5.100 ca/ngày và luôn là địa phương cao nhất cả nước. Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, dù số ca mắc ở Hà nội tăng cao nhưng có đến 95% số ca mắc có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, có thể theo dõi tại nhà. Các chỉ số quan trọng nhất hiện nay khi đánh giá cấp độ dịch là số ca chuyển nặng, tử vong và khả năng đáp ứng điều trị. Để ứng phó với dịch bệnh, Sở Y tế Hà Nội đã điều chỉnh phân tầng quản lý, điều trị F0 là tùy theo mức độ lâm sàng, mức độ nguy cơ của người bệnh. Cùng với đó, Sở Y tế Hà Nội cũng phân tầng điều trị đối với trẻ em mắc Covid-19. Cụ thể, điều trị tại nhà (tầng một) đối với trẻ trên ba tháng tuổi; tại cơ sở thu dung quận, huyện đối với trẻ không đủ điều kiện điều trị tại nhà; tại bệnh viện đa khoa có giường bệnh điều trị nhi khoa đối với trẻ có bệnh nền không ổn định hoặc thể trạng béo phì, trẻ dưới hoặc bằng 3 tháng tuổi.
Trước số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao trong những ngày gần đây, nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã khẩn trương triển khai các biện pháp để nhanh chóng kiểm soát dịch. Như tại Nam Định, Bắc Ninh… tạm dừng hoạt động các dịch vụ vũ trường, quán bar, karaoke và các hoạt động lễ hội tập trung đông người. Để bảo vệ những nhóm có nguy cơ cao, các địa phương cũng đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mũi 3 cho người trên 18 tuổi và xây dựng kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em 5-11 tuổi.
PGS.TS Nguyễn Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) cho biết, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện luôn có những diễn biến phức tạp như số mắc tăng cao, đặc biệt xuất hiện nhiều ổ dịch mới khi các địa phương thực hiện các biện pháp nới lỏng theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Hiện nay biến chủng Omicron đã trở thành chủng chủ đạo thay thế chủng Deltal, chúng ta vẫn nhận định chủng này nhẹ hơn chủng khác. Nhưng khi số ca mắc tăng cao sẽ gây quá tải hệ thống y tế, tỷ lệ tử vong sẽ tăng lên. Các địa phương cần đánh giá chính xác nguy cơ đến tận cấp xã, phường để đáp ứng y tế phù hợp.
Covid-19 không giống bệnh lý thông thường
Nhiều địa phương trên cả nước ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng lên theo từng ngày. Tuy nhiên, mới đây chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, hiện trong nước đã tiêm bao phủ rộng vắc Covid-19; sự xuất hiện của chủng Omicron đã không còn gây bệnh tăng nặng như chủng Delta và đặc biệt là hệ thống y tế bắt đầu thích ứng với dịch bệnh... Đó là các yếu tố, điều kiện để đến thời điểm cần coi Covid-19 như bệnh lý chuyên khoa khác. Từ quan điểm này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, Covid-19 không giống như sốt xuất huyết, cúm mùa hay bệnh lý thông thường nên vẫn còn sớm để coi như cúm mùa. Bởi hiện chúng ta chưa hiểu nhiều về virus SARS-CoV-2, do vậy, vẫn phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TPHCM, thống kê của Bộ Y tế số ca mắc tăng cao, tỷ lệ ca trở nặng và tử vong giảm nên không ảnh hưởng tới khối điều trị. Nhưng cũng không thể coi Covid-19 như một bệnh đặc hữu. Bởi khi coi Covid-19 là bệnh đặc hữu đồng nghĩa với việc không cần phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như: Người dân không cần khẩu trang, không cần xét nghiệm, chỉ khi bệnh nặng mới cần đến xét nghiệm… Nhưng hiện tại, Việt Nam vẫn đang thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cho những đối tượng chưa tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Theo đó, để bệnh Covid-19 như bệnh thông thường cần phải đạt được 2 yếu tố, đó là miễn dịch cộng đồng và có thuốc điều trị đặc biệt. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa thực sự làm chủ được cả 2 yếu tố này. Vì vậy, Việt Nam cần phải có thời gian để đạt được độ bao phủ vắc xin phòng Covid-19, tạo ra miễn dịch cộng đồng và làm chủ thuốc đặc trị Covid-19.
PGS.TS Nguyễn Đắc Phu cũng nhận định, khoảng 6 tháng đầu năm 2022, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp khó lường. Khoảng 6 tháng cuối năm, tỷ lệ tiêm vắc xin tăng cao, số ca mắc diễn biến nhiều sẽ tạo ra miễn dịch cộng đồng.
Tin liên quan
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa Keo ong phù hợp phân loại nhóm 22.02
17:46 | 10/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
08:49 | 14/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics