Chủ tịch Vĩnh Phúc: “Trở lại top 5 PCI 2021 chỉ là điểm bắt đầu, môi trường đầu tư thật sự thuận lợi mới là điều quan trọng”
Ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. |
Bảng xếp hạng PCI 2021 vừa ghi nhận sự trở lại Top 5 của Vĩnh Phúc từ vị trí 29 của năm 2020. Từ góc độ chính quyền địa phương, ông đánh giá như thế nào về kết quả này?
Chúng tôi luôn xác định DN có vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Họ không chỉ là người tạo ra những giá trị gia tăng, tạo ra tăng trưởng mà họ còn là nhân tố để tạo ra sự phát triển của một quốc gia cũng như sự phát triển của một địa phương.
Sự kiện Vĩnh Phúc đứng vị trí Top 5 trong chỉ số CPI năm nay là sự trở lại khá ngoạn mục. Chúng tôi đánh giá đây là một phần thưởng rất lớn mà cộng đồng DN, doanh nhân dành cho chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả đánh giá của cộng đồng DN, doanh nhân là nguồn cổ vũ động viên, là phần thưởng cao nhất đối với chính quyền các cấp.
Tuy nhiên, với phần thưởng này, chúng tôi nhận thấy chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc có trách nhiệm rất lớn trong việc duy trì cũng như tiếp tục cải thiện các chỉ số thành phần trong chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh này.
Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thức được rằng, vị thế này chỉ là một phần thưởng, còn thực chất phải là chất lượng điều hành cũng như chất lượng cải thiện các chỉ số cụ thể trong việc phục vụ cũng như tạo lập môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp. Do đó, năm 2022 là năm chúng tôi sẽ phải vất vả hơn, nghiên cứu kỹ hơn để nâng chất các chỉ số thành phần của PCI, tạo điều kiện tốt nhất cho các DN.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành (đứng giữa) nhận kỷ niệm chương Top 5 PCI năm 2021. |
Nhiều chỉ số cụ thể trong PCI 2021 của Vĩnh Phúc đã có sự cải thiện. Trong năm 2022, Vĩnh Phúc sẽ tập trung ưu tiên cho chỉ số nào, thưa ông?
Năm 2022, chỉ số chúng tôi đặc biệt quan tâm là chỉ số minh bạch. Là chính quyền địa phương cấp tỉnh, chúng ta không có quyền thay đổi thể chế, nhưng chúng ta minh bạch thể chế, hướng dẫn, tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp để tiếp cận, đồng hành cũng chính quyền trong chấp hành thể chế. Chúng tôi cho rằng đây là chỉ tiêu quan trọng nhất và nó sẽ quyết định các cái chỉ số khác.
Thứ hai là chỉ số sự năng động của chính quyền. Tôi cho rằng sự năng động của chính quyền thể hiện ở việc chính quyền hiểu DN, quan tâm đến DN và thật sự vào cuộc cùng DN, điều này sẽ tạo ra sự đồng hành, tạo ra sức mạnh để đưa con tàu Vĩnh Phúc đi lên.
Theo đánh giá chung, năm 2021 chỉ số tiếp cận đất đai giảm điểm tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, tại Vĩnh Phúc, chỉ số này được DN đánh giá cao hơn so với năm trước đó. Cụ thể, năm 2017 điểm số của Vĩnh Phúc là 5,77, năm 2020 là 5,80 thì năm 2021 là 7,56 điểm. Xin cho biết đánh giá của ông về chỉ số này? Chính quyền đã có sự hỗ trợ DN như thế nào trong việc tiếp cận đất đai?
Đó chính là vấn đề chúng tôi hiểu DN cần gì khi đến đầu tư. Điều đầu tiên DN cần là đất đai. Và chính quyền các địa phương có gì cho DN, điều đầu tiên chúng tôi nghĩ đó chính là đất đai. Do đó, ngay từ khi Đại hội Đảng lần thứ XIII thành công, chúng tôi đã phải tìm mọi cách để có trong tay nguồn đất sạch, đảm bảo có quỹ đất sạch để cung cấp cho DN. Đó chính là vốn đối ứng rất lớn để tạo điều kiện cho các DN và để thu hút đầu tư.
Hệ thống đường dây nóng của tỉnh Vĩnh Phúc được thiết lập và vận hành hiệu quả với 5 ngôn ngữ: Việt Nam, Trung Quốc, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc. Chương trình “Cà phê doanh nhân” vào thứ 6 hằng tuần đã tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 1.794 lượt DN về nhiều vấn đề như giải phóng mặt bằng, hoạt động vận tải – giao nhận, thủ tục xuất nhập khẩu và các vấn đề liên kết chuỗi giá trị. |
Từ nhận thức như vậy, chúng tôi có những chính sách để có thể đền bù, giải phóng mặt bằng nhanh, tạo điều kiện thỏa đáng cho người dân để người dân đồng thuận với chính quyền trong việc giao lại đất cho chính quyền để chuyển đổi mục đích sử dụng và thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.
Một chi tiết đáng chú ý được chuyên gia khảo sát nhắc tới khi phân tích các chỉ số PCI là trong lịch làm việc của lãnh đạo nhiều địa phương có tên các DN lớn, DN FDI, thiếu vắng các DNNVV. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm từ Vĩnh Phúc?
Với trường hợp của Vĩnh Phúc, trải qua 25 năm tái lập tỉnh, chúng tôi vẫn xác định rằng việc thu hút đầu tư là một trong những việc làm quan trọng để cải thiện, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh.
Chúng tôi cũng xác định các DN đều có những vị trí cực kỳ quan trọng. DN FDI có vị thế nhất định, họ là những hòn đá tảng thúc đẩy sự phát triển khi chúng ta đang thiếu vốn, kinh nghiệm, năng lực quản trị. Tuy nhiên, các DN trong nước, đặc biệt các DNNVV lại là các DN của chúng ta. Họ được thành lập từ chính người dân của chúng ta và họ mới là những DN tạo ra sự bền vững.
Do đó, chúng tôi có hẳn một nghị quyết riêng về cải thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy hỗ trợ cho DNNVV. Trong năm 2022 và các năm tiếp theo, chúng tôi vẫn tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến DNNVV và sẽ có những chính sách để hỗ trợ cho các DN này.
Được biết, năm 2021 khi dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất kinh doanh của DN, Vĩnh Phúc ngay lập tức lập tổ công tác đặc biệt hỗ trợ Chủ tịch UBDN tỉnh. Xin ông cho biết thêm về hoạt động của Tổ công tác này?
Vào thời điểm đó, đại dịch Covid nó bùng phát trở lại gây khó khăn rất lớn cho các DN. Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, chúng tôi ngay lập tức thành lập Tổ hỗ trợ đặc biệt cho Chủ tịch UBND tỉnh.
Vĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên thành lập và phát huy có hiệu quả vai trò Tổ giúp việc của Chủ tịch UBND tỉnh. Sau 10 tháng đi vào hoạt động, qua tổng đài đường dây nóng 0211.35.35.678 và điện thoại cá nhân, các thành viên Tổ giúp việc đã tiếp nhận gần 1.000 cuộc điện thoại gọi tới. 97 nhóm ý kiến, kiến nghị nổi bật tổng hợp được đã được Tổ giúp việc hướng dẫn trực tiếp và tham mưu tỉnh chỉ đạo giải quyết kịp thời, đem lại sự hài lòng cho DN. |
Tất cả thông tin về những khó khăn, vướng mắc từ chống dịch, các đứt gãy chuỗi kết nối cho đến thủ tục XNK, thủ tục nhập cảnh đối với người nước ngoài, thủ tục thuế... đều thông qua Tổ đến trực tiếp Chủ tịch. Việc xử lý cũng từ Chủ tịch đến các sở, ngành với nguyên tắc thực hiện ngay chứ không lệ thuộc vào thủ tục hành chính như thông thường.
Việc thành lập tổ công tác này trong thời điểm nhất định đã tạo ra sự thuận lợi lớn cho việc tiếp cận thông tin của chính quyền. Chủ tịch tỉnh, chính quyền địa phương biết được ngay DN đang cần gì, đang khó khăn gì. Đơn cử, một chiếc xe của DN đi qua chốt kiểm dịch gặp khó khăn có thể bằng một cú điện thoại giải quyết được vấn đề, còn nếu đúng quy trình thì ba ngày sau cũng không qua được chốt.
Trong thực hiện các chỉ số cụ thể của PCI, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc có gặp rào cản gì không, thưa ông?
Rào cản lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung và cải cách thủ tục hành chính chính là tư duy, phương pháp và cách tiếp cận của đội ngũ cán bộ, công chức.
Bởi vì đôi khi các cán bộ, công chức này nghĩ rằng họ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ là xong, nhưng để phục vụ DN, phục vụ nhân dân thì không có nghĩa anh chỉ hoàn thành nhiệm vụ thủ tục hành chính, mà anh phải tìm hiểu tận gốc vấn đề, tạo điều kiện tận gốc cho DN, đó mới là cái tốt.
Do đó, trong lãnh đạo, chỉ đạo, chúng tôi cho rằng cải cách thể chế, một trong những đột phá của Chính phủ không chỉ đo đếm bằng số văn bản, số nghị quyết, số chỉ thị chúng ta ban hành ra, mà phải đo đếm bằng sự thông thoáng trong thủ tục, sự hài lòng thực sự của người dân và DN cũng như thời gian, chi phí để triển khai nhiệm vụ, đó mới là điều quan trọng.
Ông Lê Duy Thành khẳng định, cải cách thể chế phải đo đếm bằng sự thông thoáng trong thủ tục, sự hài lòng thực sự của người dân và DN. |
Vĩnh Phúc đã đạt vị trí cao trong PCI 2021, vậy theo ông, nhiệm vụ trong thời gian tới sẽ khó khăn, áp lực hơn như thế nào?
Để đạt được chỉ số này, một số người cho rằng đây là sự trở lại ngoạn mục của Vĩnh Phúc, bởi vì nhiều năm trước chúng tôi đạt được vị trí này, nhưng 10 năm trở lại đây chúng tôi đã bị tụt hạng.
Tuy nhiên chúng tôi cho rằng sự trở lại này chỉ là điểm bắt đầu. Duy trì nó và có môi trường đầu tư thật sự thuận lợi mới là điều quan trọng. Tôi cho rằng trong thời gian tới chúng tôi sẽ vất vả hơn rất nhiều trong việc tìm hiểu thực chất các yếu tố thành phần trong chỉ số năng lực cạnh tranh để có được một kết quả chất lượng thật sự. Chúng tôi đã lên kế hoạch nâng chất các yếu tố thành phần PCI năm 2022 và hiện đang tập trung triển khai.
Trân trọng cảm ơn ông!
Trong lĩnh vực Thuế, Vĩnh Phúc cam kết cắt giảm thời gian kiểm tra trước hoàn thuế giá trị gia tăng tại trụ sở người nộp thuế xuống còn 40 ngày làm việc và cắt giảm thủ tục hành chính để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước xuống dưới 115 giờ/năm; thực hiện số hóa, liên thông hồ sơ điện tử các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai giữa cơ quan Thuế và Văn phòng đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên môi trường. Toàn bộ hồ sơ, giấy tờ được ký số khi luân chuyển giữa hai đơn vị, bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch. |
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics