Chống lãng phí, để mỗi quyết định đầu tư đều hiệu quả và minh bạch
Ông Hoàng Anh Công |
Chống lãng phí đã được Đảng và Nhà nước ta thực hiện trong nhiều năm. Ông đánh giá thế nào trước thực trạng vẫn còn tình trạng nhiều dự án, công trình “đắp chiếu”, gây lãng phí nguồn lực của xã hội?
Chống lãng phí, thực hành tiết kiệm là một trong những chủ trương trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Chính phủ luôn có báo cáo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với Quốc hội. Nhưng hiệu quả thực tế của công tác này, theo đánh giá của tôi, vẫn chưa đạt như kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và người dân.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều công trình, dự án lớn đang bị “đắp chiếu”, không thể đưa vào hoạt động, gây lãng phí rất lớn về tài sản và nguồn lực của xã hội. Một trong những nguyên nhân của sự lãng phí này là do tình trạng không dám làm, tư tưởng tham nhũng của cá nhân, tổ chức thực hiện.
Hơn nữa, nhiều dự án đầu tư triển khai chậm do tính toán ban đầu chủ quan, chỉ chạy theo một mục đích mà không nhìn nhận một cách tổng thể, khách quan, không lắng nghe, không cầu thị, dẫn đến các quyết định đầu tư chưa sát thực tế. Một số công trình ban đầu chỉ dự kiến hoàn thành trong khoảng 2 năm, nhưng kéo dài đến hơn 10 năm chưa hoàn thành. Điều này kéo theo nguồn lực và một khối lượng tài sản khổng lồ chỉ nằm một chỗ, chưa kể đến doanh nghiệp và Nhà nước phải trả những khoản lãi vay…
Đây không chỉ là vấn đề về tài sản, thời gian và cơ hội mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của quốc gia. Do vậy, chống lãng phí cần được coi là trọng tâm hàng đầu. Vì thế, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây rất trúng và đúng thời điểm trong bối cảnh phát triển đất nước hiện nay.
Theo ông, chúng ta cần làm gì để ngăn chặn lãng phí từ sớm, từ xa, nhất là trong bối cảnh sẽ có nhiều dự án, công trình trọng điểm được trình Quốc hội thông qua?
Để chống lãng phí hiệu quả cần phải có cách nhìn tổng thể và khoa học ngay từ khâu lập chủ trương và quyết định đầu tư. Mỗi khi xem xét đầu tư một dự án lớn, chúng ta cần cân nhắc kỹ về mọi khía cạnh từ hiệu quả kinh tế đến tác động xã hội, quốc phòng, an ninh. Quan trọng nhất là phải lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý và đặc biệt là người dân. Khi đã quyết định rồi thì cần tập trung nguồn lực để hoàn thành dự án đúng tiến độ, tránh tình trạng kéo dài lê thê, gây lãng phí như hiện nay.
Hơn nữa, chống lãng phí còn phải được thực hiện thông qua xây dựng thể chế pháp luật một cách thống nhất. Hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, nhất là luật về kinh tế, đầu tư… Luật A mâu thuẫn với Luật B khiến chủ đầu tư phân vân, không dám làm, vì luật này có thể làm được, nhưng luật khác lại không cho làm dẫn đến mất cơ hội phát triển.
Đây là những điểm nghẽn cần giải quyết kịp thời, cần phải sửa tư duy lập pháp hiện nay. Theo đó phải bám sát với thực tiễn, thực tiễn chính là “mảnh đất” để soi vào quy trình luật pháp có phù hợp hay không. Nếu cứ đi theo lối mòn thì pháp luật lại bị động, thậm chí quá trễ so với thực tiễn. Hơn nữa, cần phải rà soát, sửa đổi kịp thời những quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi, nhất là các luật về kinh tế, đầu tư, đầu tư công, đấu thầu…
Bên cạnh đó, việc tăng cường nhận thức về chống lãng phí, thực hành tiết kiệm cũng rất quan trọng. Chúng ta cần thay đổi tư duy, nhận thức của các cán bộ quản lý, chính quyền địa phương và người dân về vấn đề lãng phí. Mỗi khi thấy tài sản công không được sử dụng hiệu quả, không ai được phép dửng dưng bỏ qua. Khi cán bộ, nhân dân có ý thức mạnh mẽ về chống lãng phí sẽ tự động có những hành động cụ thể để ngăn chặn lãng phí, tránh mất mát tài sản xã hội.
Về phía các đại biểu Quốc hội, khi quyết định bấm nút thông qua các chủ trương đầu tư thì cần lắng nghe ý kiến cử tri trên cơ sở phân tích và tổng hợp để đóng góp cho Quốc hội khi quyết định những vấn đề quan trọng như xây dựng các dự án lớn, sử dụng nguồn lực lớn của đất nước.
Theo tôi, chúng ta phải rất minh bạch và thẳng thắn để có bản lĩnh dám nói ra những vấn đề mang tính xây dựng và đưa ra những góc nhìn để mỗi dự án khi quyết sách thực hiện, cho chủ trương đầu tư thì sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho đất nước.
Liên quan đến xây dựng thể chế, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu phải dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Ông đánh giá như thế nào về tư duy quản lý này và cần thay đổi như thế nào để thúc đẩy sự phát triển của đất nước?
Đúng là đã có một thời gian dài tư duy “không quản được thì cấm” được thể hiện trong pháp luật. Tư duy này thường xuất phát từ việc quản lý gặp khó khăn hoặc các cơ quan nhà nước chưa có biện pháp quản lý hiệu quả.
Nhưng theo tôi, việc quản lý phải luôn xuất phát từ tinh thần phục vụ, cập nhật kịp thời những đổi mới mà thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. Ví dụ như lĩnh vực kinh doanh karaoke, đây là một ngành có tiềm năng cho phát triển kinh tế và là hình thức giải trí phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, vì gặp khó khăn trong quản lý và sợ phát sinh tiêu cực, một số quy định lại gần như ngăn cản hoạt động kinh doanh này như khó cấp phép, từ đó ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người dân và sự phát triển của ngành nghề.
Tư duy quản lý này cũng phần nào cản trở sự phát triển của đất nước, hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của người dân nên cần phải thay đổi triệt để. Pháp luật cần phải tạo ra môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và kinh tế phát triển. Theo tôi, chỉ đạo trên của Tổng bí thư cũng có thể nói là “tuyên chiến” với bệnh “không làm được thì cấm” để tạo thành động lực, huy động nguồn lực của toàn xã hội cho phát triển kinh tế.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
15:15 | 25/09/2024 Kinh tế
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng TW Đảng
09:21 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
09:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lương nhà giáo nên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
20:16 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc'
19:49 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics