Chống chạy chức, chạy quyền: Cần công khai quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ
Lần đầu tiên, vấn đề kiểm soát quyền lực, chống “chạy chức, chạy quyền” đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký và ban hành trong quyết định 205. Nhiều ý kiến cho rằng, chống “chạy chức, chạy quyền” là vấn đề khó, nhạy cảm nhưng hết sức cần thiết. Tuy vậy, để quy định khả thi cần tổ chức nghiêm vấn đề thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn “chạy chức chạy quyền”, đồng thời phải xử lý kỷ luật, dứt khoát không sử dụng và tiếp tay cho chạy chức chạy quyền.
| |
Nhiều ý kiến cho rằng, chống “chạy chức, chạy quyền” là vấn đề khó, nhạy cảm nhưng hết sức cần thiết. Ảnh minh họa: KT |
“Chạy chức, chạy quyền” nhiều lúc, nhiều nơi diễn ra có hệ thống, có tổ chức, có đường dây, bằng cả trao đổi các yếu tố vật chất và phi vật chất... Hệ quả là các đối tượng tham gia “chạy chức, chạy quyền” liên kết thành bè cánh, phe nhóm, đường dây, “nhóm lợi ích”, “cánh hẩu”. Đó chính là các nhóm lợi ích kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhóm lợi ích chính trị kiểu “chủ nghĩa gia tộc” hay “chủ nghĩa thân hữu”.
Ông Phạm Cao Phong, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Ngoài nước khẳng định: Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền ra đời vào thời điểm này rất có ý nghĩa khi các đối tượng không chỉ “chạy” cho mình mà khi đã tìm được “chỗ đứng” còn “chạy” cho cả những người thân quen.
Ông Phạm Cao Phong cho biết: “Chủ nghĩa bè phái” cũng là biểu hiện của chạy chức, chạy quyền, không chạy ngay bổ nhiệm lần này nhưng lại chạy cho các đợt bổ nhiệm trong tương lai. Thứ hai, nếu chúng ta không chống chạy chức chạy quyền thì trong xã hội sẽ triệt tiêu tinh thần phấn đấu của anh chị em, cán bộ đảng viên. Vì không cần phấn đấu, cứ theo chạy chức chạy quyền là được đề bạt và triệt tiêu các ý tưởng khoa học của các nhà khoa học, của những người làm công tác chuyên môn”.
Theo phó Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì quy định lần này đã cụ thể về kiểm soát quyền lực với tinh thần bất cứ ai, bất cứ tổ chức, cá nhân được nhân dân trao quyền lực đều phải bị kiểm soát. Trong công tác cán bộ vấn đề “chạy chức chạy quyền” là vấn đề nhạy cảm thì bây giờ đã quy định rất rõ trách nhiệm, quyền hạn, những dấu hiệu của người vi phạm và các biện pháp để xử lý, thậm chí thành lập cả đoàn kiểm tra để kiểm soát.
Tuy nhiên, vấn đề cần phải tổ chức nghiêm quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu không quy định sẽ khó có tính khả thi thực tế.
| |
Lần đầu tiên, vấn đề kiểm soát quyền lực, chống “chạy chức, chạy quyền” đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký và ban hành trong Quyết định 205. |
Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn cho biết:“Người đi thanh tra, kiểm tra mà ngại, thậm chí còn sợ thì Nghị quyết khó mà đi vào cuộc sống được. Quá trình tổ chức thực hiện phải có dũng khí vì đụng đến vấn đề kiểm tra giám sát, kiểm soát quyền lực là đụng đến người có chức có quyền, đã là người có chức có quyền thì càng không dễ dàng. Tôi cho rằng, Quy định là một chuyện nhưng chuyện đi vào cuộc sống thì tổ chức, cơ quan phải miễn dịch với vấn đề tiêu cực. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra không phải lo lắng gì đến việc bị trả thù, trù úm”.
Rõ ràng, để kiểm soát quyền lực, chống “chạy chức chạy quyền” thì vấn đề quan trọng là công khai trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo cán bộ. Khi phát hiện có tình trạng “chạy chức, chạy quyền” phải xử lý nghiêm trách nhiệm “ai chạy” và “chạy ai”? Bên cạnh đó, phải công khai trong thi tuyển, lựa chọn cán bộ, chống “chạy chức chạy quyền”.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định:“Lợi ích thiết thực của thi tuyển là giải quyết được nhiều vấn đề, tránh cục bộ trong từng vụ, từng cơ quan đơn vị mình. Tránh tình trạng nằm trong quy hoạch và xếp thứ tự. Việc xếp tuần tự thứ tự những người công tác lâu năm được ưu tiên chọn trước. Có thi điều kiện như nhau thì cơ hội ngang nhau và khắc phục tình trạng “chạy chức chạy quyền”, “bổ nhiệm thân quen”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng nêu thẳng vấn đề: “Tại sao có hiện tượng đề bạt, cất nhắc nhiều người nhà, người thân quen mặc dù không đủ tiêu chuẩn? Vì sao cứ nói bổ nhiệm đúng quy trình nhưng kết quả thực tế bố trí cán bộ lại là sai?...”. Rõ ràng, việc “chạy chức, chạy quyền”, tệ tham nhũng đã chi phối nhiều khâu trong công tác cán bộ, từ lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đến quy hoạch, luân chuyển, đánh giá, bổ nhiệm.
Tại các cuộc họp của ngành tổ chức xây dựng Đảng, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội 13 của Đảng, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cũng nhiều lần nhấn mạnh, cần giải quyết mâu thuẫn giữa người được bổ nhiệm với quy trình công tác cán bộ. Những ai chạy chức chạy quyền dứt khoát không sử dụng và tiếp tay cho chạy chức chạy quyền thì phải kỷ luật.
Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ có chức năng tham mưu công tác cán bộ nên không phải băn khoăn để chạy lên tìm người nọ, người kia tác động. Chúng tôi là những người có trách nhiệm quán xuyến việc này. Những ai chạy chức chạy quyền dứt khoát không dùng và tiếp tay cho chạy chức chạy quyền thì phải kỷ luật. Xây dựng công tác cán bộ trong sạch, lành mạnh, dân chủ, khách quan, trung thực để tìm ra đội ngũ cán bộ thực sự trong sáng, tinh thông và gương mẫu”.
Chống “chạy chức, chạy quyền” là vấn đề khó, nhạy cảm nhưng hết sức cần thiết. Vấn quan trọng nhất là kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ bằng thể chế, cơ chế. Đồng thời, đẩy nhanh việc bố trí bí thư cấp ủy tỉnh, huyện không phải là người địa phương để hạn chế, khắc phục tình trạng bổ nhiệm người nhà, dòng họ, cục bộ địa phương. Trên cơ sở thí điểm, cần sớm đẩy mạnh và mở rộng áp dụng hình thức thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước để khắc phục cho được tình trạng “chạy chức, chạy quyền”./.
Tin liên quan
Quy hoạch cửa khẩu: Những vấn đề đặt ra cho Lạng Sơn
07:46 | 06/12/2024 Kinh tế
Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp
14:22 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Giải bài toán quy hoạch và kết nối
13:16 | 26/11/2024 Kinh tế
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics