Chính thức cấp giấy phép FLEGT, gỗ Việt “rộng cửa” vào EU
Gỗ Việt ngày càng đối mặt nhiều rủi ro kiện phòng vệ thương mại | |
Nhiều doanh nghiệp gỗ Việt Nam bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19 tại Mỹ và EU | |
Thị trường Mỹ, EU khởi sắc, gỗ Việt thêm cơ hội bứt phá |
Không chỉ gia tăng trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường EU, Hiệp định VPA/FLEGT còn giúp nâng cao uy tín gỗ Việt tại nhiều thị trường khác. Ảnh: N.Thanh |
Cấp giấy phép đầu tiên vào cuối 2021
Tháng 10/2010, EU đã thông qua Quy chế gỗ của EU nhằm ngăn chặn việc buôn bán gỗ khai thác bất hợp pháp và các sản phẩm được sản xuất từ loại gỗ này. Quy chế gỗ của EU cũng quy định nhà NK và thương nhân NK gỗ hoặc sản phẩm gỗ vào cửa khẩu đầu tiên của EU phải thực hiện trách nhiệm giải trình nhằm giảm thiểu nguy cơ mua bán gỗ bất hợp pháp.
Hiện nay, Australia, Indonesia, Nauy, Mỹ và 28 nước thành viên EU đã thông qua quy định pháp luật nhằm ngăn chặn gỗ bất hợp pháp đi vào thị trường. Thụy Sỹ đang xem xét thông qua quy định pháp luật tương tự. Tháng 10/2018, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á thực hiện quy định pháp luật bắt buộc về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ nội địa và NK. Sản phẩm gỗ được xác minh là hợp pháp theo cá quy định của VPA/FLEGT được coi là tuân thủ các yêu cầu về tính hợp pháp theo quy định pháp luật mới của Hàn Quốc. |
Hiện nay, gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam được XK sang EU phải tuân theo Quy chế gỗ của EU. Việc này sẽ tiếp tục cho đến khi cơ chế cấp phép FLEGT của Việt Nam được vận hành. Quy chế gỗ của EU công nhận tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ có giấy phép FLEGT đã được xác minh thông qua các hệ thống kiểm soát của một số quốc gia đối tác được thống nhất trong Hiệp định VPA/FLEGT. Do đó, gỗ và sản phẩm gỗ có giấy phép sẽ không phải thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy định của Quy chế gỗ EU. Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực từ ngày 1/6/2019. Hiện nay, phía Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị nội luật hóa các quy định để có thể nhanh chóng cấp giấy phép FLEGT.
Chia sẻ tại buổi tập huấn giới thiệu về Hiệp định VPA/FLEGT cho các cơ quan báo chí ngày 16/7, tại Hải Phòng, bà Nguyễn Tường Vân, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về FLEGT và Lacey (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) cho biết, quan trọng nhất trong thực thi Hiệp định này là nội luật hóa các quy định. Việt Nam đề nghị không áp dụng trực tiếp Hiệp định mà thông qua việc ban hành bổ sung Nghị định quy định “Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS)”, tập trung vào các nội dung như: Kiểm soát gỗ NK, hệ thống phân loại tổ chức/DN, xác minh XK, đánh giá tính sẵn sàng của hệ thống VNTLAS, cấp phép FLEGT cho thị trường EU.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Hải quan về dự kiến thời điểm Việt Nam cấp giấy phép FLEGT đầu tiên, bà Vân nhấn mạnh: “Hiện nay, Nghị định đã được xây dựng hoàn thiện chờ Chính phủ phê duyệt. Nếu suôn sẻ, Nghị định dự kiến được ký ban hành khoảng tháng 9/2020. Sau khi Nghị định có hiệu lực, vấn đề quản lý gỗ NK phải áp dụng luôn theo quy định trong Nghị định, trong khi đó 6 tháng sau mới có thể tiến hành phân loại DN. Đến đầu năm 2021, Việt Nam có thể vận hành được hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp. Kinh nghiệm cho thấy phải đến cuối năm 2021, đầu năm 2022 mới có giấy phép FLEGT đầu tiên được cấp”.
“Rộng cửa” vào EU
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, EU là thị trường XK sản phẩm gỗ quan trọng của Việt Nam, bên cạnh các thị trường khác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong năm 2019, kim ngạch XK sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU đạt trên 1,03 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm 2018, chiếm 9,2% thị phần XK. EU là thị trường quan trọng của Việt Nam bởi các sản phẩm chính dành cho người tiêu dùng EU là các sản phẩm gỗ nội và ngoại thất có giá trị cao.
Nhìn nhận về cơ hội đặt ra cho DN chế biến, XK gỗ từ Hiệp định VPA/FLEGT, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư Ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phân tích, những năm gần đây XK gỗ sang thị trường EU khoảng 1-1,2 tỷ USD/năm. Đây là thị trường rất quan trọng vì bao gồm liên minh các nước khá “khó tính”. Việt Nam chủ yếu XK sang thị trường EU sản phẩm đồ gỗ tinh chế nội thất, ngoại thất có giá trị gia tăng cao. Với Hiệp định VPA/FLEGT, dù XK sản phẩm gỗ sang EU không thể gia tăng đột biến nhưng hoàn toàn có thể kỳ vọng trị giá sẽ tăng lên, thu về nhiều kết quả. “Đáng chú ý, ngoài câu chuyện tác động đến XK sản phẩm gỗ vào thị trường EU thì việc ký kết và thực thi Hiệp đinh VPA/FLEGT sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam nâng cao uy tín, chiếm được lòng tin tại các thị trường khác như Mỹ, Nhận Bản”, ông Hoài nói.
Ở góc độ sự chuẩn bị của DN để tận dụng cơ hội mà Hiệp định VPA/FLEGT đem lại, theo ông Hoài, đến nay, các DN lớn có chế biến, XK gỗ sang EU cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong Hiệp định. Hiệp định này thực chất là sự tổng hợp, hệ thống hóa tất cả những gì ngành gỗ Việt Nam đã làm từ trước tới nay. “Tôi muốn khẳng định lại là nếu làm tốt thì với Hiệp định này các đối tượng bị chi phối nhiều nhất, đồng thời cũng là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất là trên 3.000 DN chế biến, XK gỗ; 324 làng nghề có kinh doanh trong lĩnh vực chế biến gỗ và 1,4 triệu hộ nông dân trồng rừng”, lãnh đạo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá.
Tin liên quan
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện
09:09 | 18/11/2024 Xe - Công nghệ
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics