Chính sách phát triển công nghiệp ô tô có điểm bất hợp lý
Là người quan tâm theo dõi các chuyển động kinh tế của đất nước nhiều năm qua, ông có suy nghĩ gì khi Vingroup mới đây khởi công dự án sản xuất ô tô VINFAST với mục tiêu được công bố là “trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á với công suất thiết kế lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025”?
Tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp là rất đáng trân trọng. Tôi nghĩ nhà nước nên quan tâm, thiết kế những chính sách trong phạm vi cho phép để hỗ trợ cho dự án thành công. Tôi chỉ hy vọng với sự nhanh nhạy của một doanh nhân, chủ đầu tư sẽ có sự lựa chọn sáng suốt cái gì nên đi mua, cái gì tự sản xuất để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả kinh tế.
Thực tế Vinaxuki cũng đã từng ôm giấc mơ ô tô thương hiệu Việt và… vấp ngã. Chủ trương nội địa hóa ô tô của chúng ta trong hàng chục năm qua cũng được coi là không thành công, thưa ông?
Tôi cho rằng chính sách phát triển công nghiệp ô tô nội địa của chúng ta có điểm bất hợp lý khi đã mở cửa cho quá nhiều nhà sản xuất ô tô nước ngoài vào Việt Nam quá nhanh, trong khi lại không lựa chọn được phân khúc phù hợp với điều kiện thị trường, năng lực tài chính, năng lực khoa học công nghệ… Sai lầm của Vinaxuki cũng là do không xác định đúng phân khúc thị trường. Tất nhiên mọi sự so sánh đều có chỗ khập khiễng, nhưng khi nhìn vào Vinaxuki, tôi nhớ đến hình ảnh của doanh nhân Bạch Thái Bưởi một mình đơn độc “chiến đấu” trên thương trường.
Ông có nói nên cân nhắc kỹ lựa chọn sáng suốt cái gì nên đi mua, cái gì tự sản xuất, cụ thể trong trường hợp này thì sao?
Với trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay thì không nên sản xuất động cơ mà nên tập trung vào thiết kế, kiểu dáng vỏ xe. Những gì doanh nghiệp Việt Nam làm được thì nên có sự liên kết, phối hợp với nhau để hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng. Với sự hỗ trợ, chắp mối của nhà nước, chủ đầu tư VINFAST hoàn toàn có thể chủ động “đặt bài” cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên đất nước Việt Nam. Tôi nhớ vào năm năm 2013, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị liên kết Samsung và doanh nghiệp phụ trợ thì chỉ có 7 nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu của Samsung thôi, nhưng con số này bây giờ đã là gần 100 doanh nghiệp.
Còn hàng chục doanh nghiệp nước ngoài khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực ô tô tại Việt Nam, ưu thế cạnh tranh của VINFAST ở đâu?
Theo tôi biết thì đến nay chưa có dòng xe nào thiết kế riêng cho thị trường Việt Nam cả; trong khi mỗi dân tộc có sở thích, nhu cầu sử dụng xe riêng, phù hợp với điều kiện khí hậu, đường sá, túi tiền… của họ, thậm chí chiếc xe có thể được “cá biệt hóa”, mang dấu ấn cá nhân của chủ xe. VINFAST có thể khai thác khoảng trống này.
Đối với các cơ quan nhà nước, nếu nhiệt thành muốn thúc đẩy dự án ô tô thương hiệu Việt thì nên thường xuyên giao ban, có thể 3 đến 6 tháng một lần, để tìm cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Ông Phan Đăng Tuất, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Giấc mơ ô tô Việt còn phụ thuộc vào chính sách Tôi rất vui mừng khi có một tập đoàn của Việt Nam tham gia vào ngành công nghiệp ô tô một cách mạnh mẽ và quyết tâm như Vingroup. Tôi nghĩ chắc chắn trước khi quyết định đầu tư vào VINFAST, Vingroup đã có nghiên cứu rất chi tiết và khoa học. Cá nhân tôi vẫn cho rằng, công nghiệp ô tô và xe máy điện sẽ có cơ hội thị trường rất lớn ở Việt Nam. Vấn đề là trong thị trường cạnh tranh ấy, VINFAST sẽ chọn phân khúc nào, thực thi ra sao để tạo được sự khác biệt, từ đó giành được thị trường là một câu chuyện lớn trong chiến lược. Tôi cũng hy vọng là họ cũng đã nghĩ đến điều này. Tuy nhiên cũng có thể nói rằng, cơ hội của VINFAST là có, nhưng để dành được cơ hội và hiện thực hóa được các cơ hội lại là câu chuyện không đơn giản. Khi phát triển công nghiệp ô tô nội địa, dù không vi phạm các FTA, các cam kết thương mại quốc tế nhưng vẫn phải nghiên cứu kỹ để có những hướng dẫn, những chính sách chuyên biệt nếu thực sự muốn giúp cho các doanh nghiệp ô tô nội địa phát triển. Trên thế giới, việc phát triển công nghiệp ô tô của nhiều nước Hàn Quốc hay Thái Lan và Malaysia đều cho chúng ta những bài học kinh nghiệm. Một trong những đánh giá về công nghiệp ô tô của các nước đang phát triển, thường là kém thành công hoặc không thành công phần lớn đều có tác động của chính sách. Vì vậy, cần phải có những chuyên gia am hiểu sâu về công nghiệp ô tô, “yêu” công nghiệp ô tô, có trách nhiệm với ô tô nội địa…, khi đó mới có được những chính sách gần với mong muốn của các DN, từ đó giúp họ phát triển. Tôi cho rằng, dự thảo về thuế NK linh kiện ô tô mà Bộ Tài chính vừa trình là một dự thảo rất dễ được ủng hộ bởi vì thị trường ASEAN về ô tô từ 1/1/2018 sẽ có sự thay đổi. Việc Bộ Tài chính dự kiến sẽ đánh thuế phân loại các nhóm chi tiết linh kiện với các loại thuế suất khác nhau là rất khoa học. Điều này không ngoài mong muốn khuyến khích các DN nội địa sản xuất linh kiện. Nếu VINFAST nắm bắt được cơ hội này và tạo được một sự liên kết với nhiều DN trong nước thì cơ hội của VINFAST sẽ lớn hơn. Phan Thu (ghi) TS. Nguyễn Đức Thành, Viện truởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR): Để có thương hiệu ô tô riêng của Việt Nam là không đơn giản Thứ nhất, ngành công nghiệp ô tô truyền thống đang đi vào cuối chu kỳ dù nhu cầu vẫn rất lớn. Bây giờ DN mới bắt đầu xâm nhập từ đầu thì sẽ có nhiều bất lợi, không có những thuận lợi bằng những DN có nền tảng công nghệ từ xưa. Thứ hai, nói đến chuyện sản xuất ô tô đòi hỏi hệ thống hàng trăm công ty nhỏ phân phối, cung cấp linh phụ kiện, tức là nền công nghiệp liên quan đến cơ khí. Vingroup không phải là DN lớn so với các hãng công nghệ sản xuất ô tô truyền thống khác, đấy là khó khăn của họ trong việc sản xuất ô tô truyền thống. Bên cạnh đó, việc khẳng định thương hiệu, hình thành thị trường lại là câu chuyện khác. Tất nhiên, là những người ngoài cuộc có thể nhìn thấy những khó khăn như vậy, nhưng có thể DN có những giải pháp, có những cách giải quyết bài toán và có những lợi ích của họ, điều này không thể biết được . Ngoài ra, Vingroup còn sản xuất cả ô tô điện. Đây là loại sản phẩm có tương lai hơn, nhưng nó lại liên quan đến bài toán năng lượng, đây mới là bài toán chính của ô tô điện. Công nghệ, thị trường của ô tô điện khác hoàn toàn với ô tô chạy xăng, dầu. Điều tôi thấy lạ là Vingroup làm cả hai. Đầu tư của Vingroup để sản xuất ô tô không phải là cái gì đó ghê gớm, nhưng lại đầu tư một lúc cả hai, nếu làm, theo tôi tính chuyên môn hóa sẽ không đủ sâu. Việc cùng lúc sản xuất cả hai loại có thể là để phân tán rủi ro, đây là bài toán cân đối riêng của họ. Để đạt được mục tiêu như đề ra, tôi cho rằng Vingroup sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Tôi mong muốn họ thành công, thông qua đó phát triển được nền cơ khí của Việt Nam, nếu làm được như thế thì công của Vingroup rất lớn, nhưng sẽ không đơn giản. Bởi đáng lẽ phải là ngược lại, Vingroup phải dựa trên truyền thống của đất nước (nếu đã có) để phát triển DN và vươn ra thế giới, như vậy sẽ tốt hơn, thay vì Vingroup phải xây dựng cả một ngành mới, hoặc gom góp ngành cũ vốn đang phân tán, đây là nhiệm vụ rất nặng nề. Việt Nam có thể có khả năng sản xuất ô tô nhưng hiệu quả hay không, có nên đi vào thị truờng này hay không thì phải nhìn vào Malaysia. Họ đã có quyết tâm này từ cách đây 30-40 năm, khi mà công nghiệp ô tô đang ở đỉnh cao, đến bây giờ ta không biết công nghiệp ô tô của họ có tồn tại hay không. Còn Việt Nam đi vào lĩnh vực này khi công nghiệp ô tô thế giới đang ở cuối chu kỳ. Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi sản xuất ô tô là đã thành công rồi, còn có thể tạo ra thương hiệu ô tô riêng của Việt Nam, bản thân tôi không phải không có hy vọng nhưng còn băn khoăn về hiệu quả. Có thương hiệu riêng là khát vọng lớn nhưng không đơn giản, và rõ ràng là với nền công nghiệp của Việt Nam, truyền thống sản xuất của Việt Nam, lịch sử phát triển gần đây của Việt Nam thì việc có nhiều người nghi ngờ về khả năng này cũng đúng thôi, vì chúng ta chưa có tiền lệ. Nhưng nói về hy vọng thì chúng ta vẫn có hy vọng. Hoài Anh (ghi) |
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics