Chính sách nới lỏng tiền tệ phải sang 2024 mới phát huy hết tác dụng
Ông dự báo như thế nào về tình hình và mức tăng trưởng tín dụng của năm 2023?
TS. Nguyễn Trí Hiếu |
Số liệu về tăng trưởng tín dụng đến nay cho thấy khả năng vay vốn, sức hấp thụ vốn và cầu tín dụng còn yếu. Hơn nữa, lãi suất còn cao, kinh tế còn nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh chưa thực sự khởi sắc nên nhiều doanh nghiệp không muốn vay vốn. Đồng thời còn có doanh nghiệp muốn vay nhưng lại khó tiếp cận vốn do không còn tài sản bảo đảm, không đáp ứng các quy định của ngân hàng.
Bên cạnh đó các ngân hàng cũng rất cẩn trọng khi quyết định cho vay do nguy cơ nợ xấu. Thông thường, rủi ro tăng thì ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cao, nhưng doanh nghiệp lại muốn giảm lãi suất nên ngân hàng bị rơi vào thế khó.
Do vậy, có thể thấy rằng, khả năng vay vốn của doanh nghiệp trong năm 2023 xuống rất thấp, nên việc giảm lãi suất dù vẫn mang lại tác động nhưng chưa giải quyết được khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt, với doanh nghiệp bất động sản.
Với tình hình này, tăng trưởng tín dụng đến đầu tháng 12 mới đạt trên 9%, còn rất thấp so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% cả năm mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề ra. Vì thế, hiện có nhiều dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2023 ở mức thấp, khoảng 10-11%. Theo tôi, dự báo này là hợp lý, thậm chí tăng trưởng tín dụng ở mức 11% sẽ là khả thi và có thể đạt được, bởi mức 14% là rất khó, nếu không muốn nói là không khả thi.
Để đạt được mức tăng trưởng tín dụng cao hơn cho thời gian còn lại của năm, theo ông, đâu là những yếu tố hỗ trợ?
Việc đạt được mức tăng trưởng tín dụng như dự báo ở trên dựa vào nhiều yếu tố. Cụ thể là các doanh nghiệp hiện đang cố gắng tìm vốn đầu tư nhằm đạt được chỉ tiêu về sản xuất, kinh doanh trong tháng cuối năm để giúp kết quả kinh doanh cả năm “về đích”. Hơn nữa, thị trường trong nước và quốc tế đang bước vào cao điểm lễ Tết nên sức cầu sẽ tăng mạnh. Một khi sức tiêu thụ tăng nhanh thì doanh nghiệp và người dân sẽ có nhu cầu vay tiền nhiều hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cao hơn. Đặc biệt là lãi suất cho vay đang trong xu hướng giảm nên các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay cũng “mạnh tay” hơn trước.
Tuy vậy, ngành ngân hàng cũng cần hỗ trợ bằng các giải pháp về giảm lãi suất, mở rộng tín dụng với các lĩnh vực ưu tiên, đưa ra các gói tín dụng ưu đãi, nới lỏng một số điều kiện vay, nhất là tài sản bảo đảm. Đồng thời, NHNN cần có động thái mạnh mẽ, quyết liệt hơn để thúc đẩy triển khai Thông tư 02/2023/TT-NHNN về gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng gặp khó khăn, tiếp tục cho vay mới, từ đó tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp.
Ông đánh giá như thế nào về các yếu tố tác động đến chính sách tiền tệ và tín dụng trong thời gian tới?
Trên thế giới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không đưa ra một đợt giảm lãi suất nào trong năm nay, nên khả năng cao là FED có thể giữ nguyên lãi suất trước bầu cử Tổng thống Mỹ, kịch bản duy trì lãi suất có xác suất cao hơn. Điều này sẽ giúp bức tranh tín dụng khả quan hơn. Hơn nữa, với những chính sách tiền tệ được nới lỏng vào những tháng cuối năm 2023 thì với độ trễ 6 tháng, phải sang đầu năm 2024 thì mới phát huy hết tác dụng.
Tuy nhiên, Việt Nam nên cẩn trọng với chính sách tiền tệ, vì nới lỏng chính sách tiền tệ là đi ngược với thế giới, đặc biệt khi nhiều ngân hàng trung ương thế giới tiếp tục thắt chặt tiền tệ để thực hiện chính sách chống lạm phát. Điều này có thể khiến tỷ giá tăng, giá trị tiền đồng giảm. Nhưng nếu FED không tăng lãi suất thì có thể chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ giữ được ổn định về mặt tỷ giá và ổn định trên thị trường chứng khoán.
Trước bối cảnh như trên, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho khoản vay thì cần sự hỗ trợ và vào cuộc của nhiều bên, trong đó là đòi hỏi sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá. Chính sách tài khóa về miễn giảm thuế, phí hiện đã được ban hành và có nhiều tác động giúp hỗ trợ tăng tổng cầu, nên chính sách này cần được triển khai hiệu quả hơn. Ngoài ra, thúc đẩy đầu tư công cũng rất quan trọng để kéo thêm nhiều vốn ra nền kinh tế, bởi đây là nguồn vốn mồi kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó là nên tăng sự can thiệp của các quỹ bảo lãnh tín dụng để ngân hàng "mạnh tay" cho vay mà vẫn kiểm soát được nợ xấu.
Mặt khác, NHNN nên có những điều chỉnh trong công tác điều hành tín dụng bằng hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng. Bởi hiện điều hành tín dụng theo room giao từng ngân hàng dẫn tới lúc thừa, lúc thiếu, không tạo sự chủ động cho các ngân hàng. Về tín dụng và lạm phát thì NHNN vẫn có các công cụ chính sách khác để điều hành, đó là về lãi suất, thị trường mở và dự trữ bắt buộc. NHNN đã sử dụng các công cụ như thị trường mở, lãi suất nhưng dự trữ bắt buộc thì NHNN chưa sử dụng tới. Còn nếu tiếp tục sử dụng công cụ room tín dụng nên NHNN nên có bộ tiêu chí rõ ràng và công khai, minh bạch, phù hợp, kịp thời trong việc sử dụng và điều tiết.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics