Chính sách ngành công nghiệp ô tô tương đối hấp dẫn nhà đầu tư
Nhiều năm qua, phát triển ngành công nghiệp ô tô chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Bước sang năm 2018, thuế NK ô tô khu vực ASEAN xuống 0%, sản xuất trong nước sẽ phải cạnh tranh rất quyết liệt. Xin ông phân tích rõ hơn “bức tranh” của ngành công nghiệp này trong năm 2018 cũng như tương lai xa hơn?
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong 2 năm trở lại đây. Năm 2016, sản lượng đạt trên 280 nghìn xe/năm, tăng 38% so với năm 2015 và 109% so với năm 2014. Một số loại sản phẩm đã XK sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ…; đã có sự tham gia tích cực và rộng rãi của các DN thuộc các thành phần kinh tế.
Với việc ban hành các chính sách cho ngành công nghiệp SX-LR ô tô trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế, hàng loạt DN SX-LR ô tô trong nước mở rộng quy mô, công suất. Năm 2016, Thaco - Trường Hải đầu tư mở rộng để nâng công suất SX-LR lên 100.000 xe/năm, Hyundai Thành Công đầu tư mở rộng để nâng công suất SX-LR lên 40.000 xe/năm. Mới đây nhất, Tập đoàn Vingroup đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô với Thương hiệu Vinfast tại Hải Phòng với công suất khoảng 500.000 xe/năm, dự kiến sẽ xuất xưởng chiếc xe đầu tiên vào năm 2019.
Ngoài ra, có rất nhiều hãng xe nổi tiếng thế giới đang nghiên cứu thị trường và chính sách của Việt Nam để đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Cụ thể, Tập đoàn công nghiệp ô tô Mitsubishi – Nhật Bản có dự định đặt một nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam và dự kiến đi vào hoạt động năm 2020. Ngày 15/1 vừa qua, Cục Công nghiệp và Công ty TNHH Mitsubishi Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ về việc nghiên cứu chung về sự phù hợp của việc sử dụng hiệu quả ô tô điện tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ngành SX-LR ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự (phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản). Giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Về tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi, mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%. Bên cạnh đó, quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ (thấp nhất trong 5 nước có ngành công nghiệp ô tô tại ASEAN, bằng 1/10 quy mô thị trường ô tô của Thái Lan và 1/4 của Indonesia), trong khi ngành công nghiệp ô tô phát triển dựa vào lợi thế quy mô. Số lượng DN SX-LR ô tô quá nhiều so với quy mô thị trường…
Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và lập lại trật tự sản xuất, kinh doanh ô tô, Nghị định 116/2017/NĐ-CP về quy định điều kiện SX-LR, NK và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô về NK ô tô đã ra đời. Nhiều ý kiến cho rằng, Nghị định này là rào cản với xe NK. Quan điểm của ông như thế nào?
Nghị định số 116 ban hành nhằm đảm bảo yêu cầu về môi trường, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đảm bảo sự công bằng giữa các xe ô tô SX-LR trong nước và ô tô NK. Quy định về điều kiện NK và kiểm tra chất lượng an toàn và bảo vệ môi trường đối với ô tô NK thuộc đối tượng của Nghị định 116 đã được Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 10/1/2018. Trong quá trình thực hiện Thông tư 03/2018/TT-BGTVT, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến phản ánh của các DN NK để xử lý những vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo yêu cầu về môi trường, đảm bảo an toàn cho người sử dụng ô tô và lợi ích hợp pháp của DN NK.
Chính phủ đã, đang triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển ngành SX-LR ô tô trong nước. Theo ông, các chính sách hiện có đã đủ đầy, đáp ứng nhu cầu chưa hay cần bổ sung thêm?
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Nam trong giai đoạn tới 2035 với định hướng phát triển như sau:
Đối với xe chở người đến 9 chỗ ngồi (xe con): Định hướng cho giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 là tập trung vào phát triển các sản phẩm xe con phù hợp với người Việt Nam và xu hướng phát triển xe con của thế giới (xe thân thiện môi trường: eco car, hybrid…) gồm xe cá nhân, kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng, thân thiện với môi trường và giá cả phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
Đối với xe tải và xe khách: Tập trung vào phát triển các chủng loại sản phẩm sản xuất trong nước có lợi thế và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn; các loại xe chuyên dùng, gồm có xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn; xe khách tầm trung và tầm ngắn; xe chở bê tông, xi téc và đặc chủng an ninh - quốc phòng; xe nông dụng đa chức năng.
Về công nghiệp hỗ trợ: Định hướng cho thời gian tới là tăng cường hợp tác giữa các DN trong nước và các DN lớn nước ngoài trong việc sản xuất linh kiện và phụ tùng, trong đó tập trung vào các bộ phận quan trọng, hàm lượng công lượng công nghệ cao (động cơ - hộp số - bộ truyền động) để phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước, thay thế NK, tiến tới XK.
Để cụ thể hóa Chiến lược và Quy hoạch đã duyệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với những ưu đãi và hỗ trợ cụ thể về tín dụng đầu tư, về thuế và lệ phí, về hỗ trợ phát triển thị trường, về hỗ trợ công tác nghiên cứu-phát triển (R&D), về đào tạo nguồn nhân lực... Chính phủ sẽ xem xét phê duyệt các ưu đãi cụ thể cho từng dự án, trong đó điều kiện dự án phải có quy mô 50.000 xe trở lên và có tỷ lệ NĐH phù hợp theo mục tiêu của Chiến lược và Quy hoạch đã đề ra.
Với việc ban hành các chính sách cho ngành công nghiệp SX-LR ô tô trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế, hàng loạt DN SX-LR ô tô trong nước mở rộng quy mô, công suất. Ngoài ra, có rất nhiều hãng xe nổi tiếng thế giới đang nghiên cứu thị trường và chính sách của Việt Nam để đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Việc trong thời gian ngắn vừa qua, các DN SX-LR tiếp tục mở rộng sản xuất, đồng thời có thêm nhiều dự án mới đang và sẽ thực hiện tại Việt Nam chứng tỏ chính sách và thị trường Việt Nam là tương đối hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Trong thời gian tới, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về ngành công nghiệp ô tô, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan đề xuất những giải pháp, chính sách phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm đem lại thuận lợi cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.
Tại Hội nghị tổng kết ngành Công Thương mới đây, lãnh đạo Bộ Công Thương đã khẳng định sẽ đưa ra loạt chính sách để hỗ trợ xe lắp ráp trong nước, hạn chế xe NK. Ông có thể nói rõ hơn về chính sách, biện pháp để thực hiện điều này trong thời gian tới?
Bộ Công Thương đang nghiên cứu các chính sách hỗ trợ các DN SX-LR ô tô trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập, trên cơ sở đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN SX-LR ô tô và DN NK để triển khai trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!
Ông Lê Ngọc Đức - TGĐ Hyundai Thành Công: Hiện tỷ lệ NĐH các sản phẩm ô tô Việt Nam còn khá thấp. Với thực trạng đó sẽ rất khó để các sản phẩm SX-LR trong nước có thể XK sang thị trường lân cận khi sân chơi bỏ thuế đang ngày càng rộng rãi với Việt Nam. Bỏ thuế TTĐB đối với phần giá trị trong nước của ngành ô tô giúp cân bằng chênh lệch về thuế phí giữa các sản phẩm nhập từ ASEAN với các SX-LR trong nước, từ đó góp phần giảm giá thành ô tô, thúc đẩy nhu cầu thị trường trong nước đang phát triển rất tiềm năng. Việc miễn giảm thuế NK nguyên, vật liệu cho các nhà sản xuất linh kiện đầu tư tại Việt Nam cùng với các cam kết của DN về đầu tư dài hạn, sản lượng và sử dụng nhân lực, chuyển giao công nghệ… cũng cần được tính đến. Ông Phạm Văn Tài - Phó TGĐ Thaco: Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp ô tô để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, chính sách cần ổn định và đồng bộ trong thời gian tối thiểu 10 năm. Chính phủ có biện pháp chống gian lận thương mại và kiểm tra chặt chẽ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong việc xác định tỷ lệ NĐH tối thiểu 40% với xe nhập từ ASEAN, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng cho tất cả DN. Ông Võ Quang Huệ - Phó TGĐ Vinfast: Vinfast đang tiếp xúc và lên kế hoạch hỗ trợ nhiều nhất có thể để giúp các nhà cung cấp đáp ứng các yêu cầu về chất lượng quốc tế. Các nhà cung cấp sẽ trở thành phần quan trọng trong Tổ hợp sản xuất được Vinfast hỗ trợ cung ứng các linh kiện và bộ phận phù hợp với các yêu cầu, kết nối họ với dữ liệu trực tiếp từ các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) quốc tế là đối tác của Vingroup, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị ô tô toàn cầu… Ông Phạm Anh Tuấn - Thư ký VAMA: Trong phân khúc xe cá nhân, xe NK chiếm khoảng 30%. Hiện xe chưa thể nhập về dẫn đến nguồn cung khan hiếm, một số mẫu xe ăn khách thiếu hàng, giá tăng mạnh. Dự báo trong 3 tháng tới, tình trạng này vẫn chưa thể cải thiện. Tuy nhiên, xe sản xuất trong nước hoàn toàn đáp ứng đủ về nguồn cung. Ông Kenichi Horinouchi, TGĐ Mitsubishi Motors Việt Nam: Việt Nam đang vươn lên thành thị trường ô tô lớn tại Đông Nam Á. Đây chính là lý do khiến Mitsubishi Motors quyết định tăng đầu tư, mở rộng nhà máy, phát triển thêm các đại lý bán hàng, lắp ráp thêm các mẫu xe, để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đầu tư vào SX-LR tại Việt Nam vẫn có lợi thế, nếu có hướng đi phù hợp. Đó là SX-LR những sản phẩm chưa được phát triển tại Đông Nam Á, để đáp ứng nhu cầu trong nước và XK. H.P (ghi) |
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics