Chiến lược phát triển hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030: Hướng tới những mục tiêu cao về Chính phủ số, kinh tế số
Những cải cách về thuế đều nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Ảnh: T.Linh |
"Điện tử hóa" các dịch vụ thuế
Trong suốt giai đoạn vừa qua, ngành Thuế đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ với những cải cách về thủ tục hành chính, hành lang pháp lý. Phương châm "Đồng hành cùng người nộp thuế" đã được ngành Thuế thực hiện triệt để hướng tới tạo thuận lợi tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Chị Nguyễn Hải Yến (kế toán Công ty TNHH kết cấu thép Vsteel, Hà Nội) đã có 6 năm công tác tại vị trí kế toán doanh nghiệp. Theo chị Yến, qua mỗi năm, những cải cách của ngành Thuế ngày càng rõ nét, không chỉ ở thủ tục hành chính mà còn ở cả những quy định pháp lý. Đáng chú ý nhất là việc "điện tử hóa" các thủ tục hành chính khiến cho việc thực hiện các nghĩa vụ thuế ngày càng nhanh gọn.
"Khi tôi bắt đầu công việc kế toán cũng là lúc công ty triển khai đăng kí khai thuế điện tử. Lúc này quy trình thực hiện đã khá nhanh gọn. Tuy nhiên, công đoạn nộp thuế vẫn còn khá gian nan bởi mỗi khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hay quyết toán thuế thu nhập cá nhân thường tốn khá nhiều thời gian và chi phí đi lại. Đến cơ quan Thuế xếp hàng lấy số, mang theo một tập hồ sơ dày bao gồm cả hóa đơn chứng từ, rồi trao đổi với cán bộ thuế... Cũng có không ít lần hồ sơ chứng từ còn có sai sót hoặc chưa đầy đủ, tôi phải đi lại rất nhiều lần", chị Yến chia sẻ.
Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, khi việc nộp thuế điện tử được "phủ sóng" đến hầu hết doanh nghiệp và các yếu tố như đường truyền, các bước thực hiện được ngành Thuế liên tục nâng cấp, cải cách, những kế toán như chị Yến đã nhàn hơn rất nhiều. Chính việc "điện tử hóa" các giao dịch thuế đã khiến bộ mặt của ngành Thuế hoàn toàn thay đổi trong mắt người nộp thuế và việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước trở nên công khai, minh bạch hoàn toàn.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn, sau 10 năm triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, ngành Thuế đã xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu lực, hiệu quả của Đảng và Nhà nước.
Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 đã xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.
Hướng tới Chính phủ số
Để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế, Tổng cục Thuế đang khẩn trương nghiên cứu và phối hợp với các đơn vị có liên quan để hoàn thiện dự thảo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 - 2030.
Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, trong chiến lược giai đoạn này, ngành Thuế sẽ tập trung cùng Bộ Tài chính và cả nước tăng cường công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh... phấn đấu đến năm 2030 môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu (theo báo cáo của Ngân hàng thế giới). Đồng thời, xây dựng nhanh nền hành chính hiện đại, dựa trên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp; thực hiện phương thức, công cụ quản lý nhà nước chủ yếu bằng điều tiết gián tiếp, tăng cường hậu kiểm; giảm tối đa rủi ro pháp lý và chi phí tuân thủ đối với người dân và doanh nghiệp.
"Ngành Thuế cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng chính phủ số, đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số", Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn nhấn mạnh.
Theo PGS., TS. Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính, để có thể hoàn thành những mục tiêu trên, ngoài việc tiếp tục rà soát cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, ngành Thuế cần tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, đảm bảo việc kê khai thuế, nộp thuế điện tử được đơn giản và dễ dàng nhất. Phấn đấu đến năm 2022, 100% bộ thủ tục hành chính thuế được thực hiện bằng phương thức điện tử kết nối với cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia ở cấp độ 4 và nâng lên mức độ cao hơn vào những năm tiếp theo.
Cùng với đó, ngành Thuế cũng cần hoàn thiện việc kết nối thông tin tự động quản lý thuế với các cơ quan nhà nước, chậm nhất vào năm 2025; hoàn thiện cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất; tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế về thuế. Đặc biệt, cần nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dự báo thu hiện đại, tiên tiến trên thế giới để nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo thu ngân sách của Việt Nam.
Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030 sẽ tập trung triển khai thành 2 giai đoạn gồm: giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030. Các mục tiêu của Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 - 2030 gồm: Thứ nhất, đổi mới, đồng bộ hệ thống chính sách thuế để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đảm bảo tính ổn định, bền vững của quy mô nguồn lực; có mức động viên hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, góp phần thiết lập môi trường kinh tế cạnh tranh, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế. Thứ hai, xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tập trung, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, đồng thời dựa trên nền tảng thuế điện tử và ba trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh kinh tế số. |
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Tập trung 4 nhóm giải pháp phát triển kinh tế số
20:55 | 04/12/2024 Kinh tế
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nền kinh tế số toàn cầu dự báo đạt 16.500 tỷ USD năm 2028
09:04 | 20/08/2024 Nhìn ra thế giới
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics