Chia sẻ “rủi ro” phù hợp
Ảnh minh họa |
Theo số liệu từ NHNN, bình quân giai đoạn 2016-2019, dư nợ lĩnh vực BOT, BT giao thông tăng 10,82%, chiếm 1,51% tổng dư nợ, nhưng tốc độ và tỷ trọng đã có xu hướng giảm qua các năm. Đến cuối tháng 6/2020, dư nợ lĩnh vực này tăng 0,49%, chiếm 1,31% tổng dư nợ. Thời gian qua, các tổ chức tín dụng cam kết cấp vốn cho chủ đầu tư để thực hiện 120 dự án giao thông trên cả nước. Tuy nhiên, số liệu cho thấy, có khoảng 50 trên tổng số 120 dự án có doanh thu thực tế không đạt như dự kiến, nhiều dự án doanh thu chỉ đạt 13-15% kế hoạch, nhiều dự án chưa được thu phí hoặc đang tạm dừng thu phí một trạm... Điều này khiến một lượng dư nợ khoảng 65.000 tỷ đồng có nguy cơ phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, tăng trích lập dự phòng.
Chính vì vậy, để tạo điều kiện triển khai có hiệu quả hoạt động cho vay đối với các dự án giao thông theo hình thức BOT, phục vụ phát triển kinh tế, NHNN đề xuất cần đa đạng hoá các nguồn lực đầu tư, Nhà nước phải tăng tỷ lệ đầu tư và các chủ đầu tư phải tăng nguồn vốn tự có. Ngoài ra, các dự án cần tăng cường nguồn huy động từ trong và ngoài nước như vốn FDI, ODA.
Nhìn thẳng thực tế, vấn đề nguồn vốn cho các dự án giao thông lâu nay luôn là câu chuyện giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Nhưng rủi ro thì luôn "rập rình", khi thị trường tín dụng dài hạn tại Việt Nam chưa phát triển, các nguồn vốn khác phải mất thêm nhiều thời gian chờ đợi giải ngân cũng như khó kêu gọi nhà đầu tư, nên tạo thành áp lực về vốn rất lớn cho ngành ngân hàng. Chưa kể nguy cơ về nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro cũng đang là "gánh nặng" của các ngân hàng.
Tháng 6 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công tư PPP, đề ra cơ chế cho phép chia sẻ rủi ro, phương án tài chính của dự án và cho phép doanh nghiệp tham gia dự án có thể phát hành trái phiếu để đầu tư cho công trình kết nối giao thông. Luật này đã và đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp giao thông trong huy động vốn. Do đó, các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách cần tận dụng mọi cơ hội, tìm cơ chế huy động vốn phù hợp, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để làm giảm áp lực cho vay của các tổ chức tín dụng, giúp rủi ro cũng được chia sẻ theo cách công bằng hơn.
Tin liên quan
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Qua thời... nhà mặt phố?
08:07 | 30/12/2024 Người quan sát
Bánh chưng làng
09:45 | 29/12/2024 Người quan sát
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Lừa đảo trên mạng
07:01 | 15/12/2024 Người quan sát
Vấn nạn “video bẩn”
08:09 | 11/12/2024 Người quan sát
30 tỷ đồng/m2 đất
14:59 | 08/12/2024 Người quan sát
Chợ Giáng sinh
07:36 | 08/12/2024 Người quan sát
Người nước ngoài sống trong... nhà ở xã hội
08:30 | 04/12/2024 Người quan sát
Quản chặt “khí cười”
14:15 | 26/11/2024 Người quan sát
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics