Chế tài xử phạt lái xe uống rượu bia: Cần sửa quy định người gây tai nạn có thể rời khỏi hiện trường
Ngưỡng phạt nồng độ cồn đang ở mức trung bình
Hiện đang có một số ý kiến cho rằng, ở nước ta, mức "được uống" khi lái xe cao hơn, trong khi chế tài xử phạt lại nhẹ hơn so với các nước, theo ông Trần Hữu Minh, tuy trên thế giới có một vài quốc gia cấm tuyệt đối không cho phép nồng độ cồn trong máu khi mà điều khiển phương tiện cơ giới, nhưng số lượng quốc gia như vậy không nhiều. Hiện có CH Sec, Slovakia, Rumani, Hungary là cấm tuyệt đối.
Còn lại về cơ bản các quốc gia cho phép người tham gia giao thông có một ngưỡng giới hạn cho người tham gia giao thông. Ngưỡng này thường dao động từ 20mg/100ml máu, cho tới 80mg/100ml máu.
Trong đó, ngưỡng 50mg/100ml máu là ngưỡng phổ biến nhất. Một số quốc gia có yêu cầu ở ngưỡng thấp như Thụy Điển là 20mg/100ml máu. Tuy nhiên, ngưỡng 80mg/100ml máu cũng có nhiều quốc gia phát triển áp dụng như Anh, Manta có ngưỡng 80mg/100ml máu.
Tại Việt Nam quy định ngưỡng đối với người đi xe máy là 50mg/100ml máu, còn với người đi ô tô là cấm tuyệt đối. Tức là lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện có nồng độ cồn là vi phạm. Như vậy, có thể thấy, ngưỡng quy định của Việt Nam đang ở mức trung bình tiên tiến của thế giới, không phải cao.
Đánh giá về mức phạt tài xế, người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn hiện nay, PGS.TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương, Đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế cho rằng, chế tài xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng ở mức phạt tiền và tạm giữ giấy phép lái xe, theo tôi, mặc dù mức phạt tiền cũng không hề thấp, có những hành vi bị phạt lên tới gần 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, mức phạt này còn chưa đủ sức răn đe với nhiều lái xe và việc chỉ xử phạt hành chính bằng tiền và tạm giữ giấy phép lái xe chứ chưa có những hình thức xử phạt nặng hơn và việc thực thi các quy định này đôi khi còn chưa đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt là chưa có thêm những hình phạt khác như nhiều quốc gia khác áp dụng như: Lao động công ích, phạt tù, thu hồi vĩnh viễn giấy phép lái xe...
Đây cũng là những giải pháp mà chúng ta có thể bổ sung, áp dụng để tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật.
Điều này có thể lý giải vì sao tình trạng uống rượu bia lái xe ở Việt Nam vẫn khá phổ biến, gây ra những vụ tai nạn thương tâm như chúng ta thấy trong thời gian vừa qua. Tôi không nghĩ là "tửu lượng" của người Việt Nam cao hơn, nhưng các nghiên cứu gần đây đều cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam giới là rất cao, lên tới 77%. Ngoài ra, việc sử dụng ở mức có hại (uống nhiều rượu bia trong một lần uống và uống nhiều ngày trong tuần) cũng cao hơn nhiều so với các quốc gia khác.
Trong năm 2018 và 5 tháng đầu năm 2019, Phòng CSGT CATP Hà Nội đã xử lý 825 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Internet. |
Giải pháp nào?
Đề xuất giải pháp cho tình trạng trên, ông Trần Hữu Minh cho rằng đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về tăng chế tài với vi phạm nồng độ cồn ở lái xe, phạt tiền cao nhất đến 40 triệu đồng và tước bằng 2 năm, đồng thời bổ sung chế tài với chủ đơn vị vận tải có lái xe vi phạm nồng độ cồn là hết sức cần thiết.
Bởi trong kinh doanh vận tải cách tiếp cận không chỉ xử lý lái xe mà còn xử lý trách nhiệm liên đới của chủ phương tiện và doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Doanh nghiệp chủ phương tiện là pháp nhân mà biết rõ nhất về hành và điều kiện sức khỏe của lái xe. Họ cũng là chủ thể có ảnh hưởng lớn nhất đối với lái xe. Khi mà lái xe kinh doanh vận tải vi phạm nghiêm trọng thì đương nhiên doanh nghiệp và chủ phương tiện cũng phải liên đới chịu trách nhiệm, vì họ đã buông lỏng quy trình quản lý an toàn giao thông để tạo điều kiện dẫn tới vi phạm.
Quy định này còn là công cụ để tạo động lực cho doanh nghiệp và chủ phương tiện chủ động tích cực quản lý an toàn giao thông tốt hơn. Ngoài việc nâng cao mức phạt đối với lái xe và doanh nghiệp thì vấn đề quan trọng hơn là chúng ta có một hệ dữ liệu để quản lý vi phạm và xử phạt lũy tiến đối với sai phạm. Nếu làm được việc này, chắc chắn là nhận thức và hành vi của doanh nghiệp cũng như lái xe sẽ thay đổi một cách toàn diện.
“Đặc biệt, quy định người gây tai nạn có thể rời khỏi hiện trường là bất cập lớn cần phải sửa đổi trong thời gian tới. Bởi nếu chúng ta cho phép di dời khỏi hiện trường thì trong một số trường hợp, các yếu tố cấu thành tội phạm có thể thay đổi, đặc biệt trong trường hợp vi phạm nồng độ cồn thì sau một thời gian mức độ nồng độ cồn sẽ thay đổi rất nhiều, thậm chí không còn.
Khi đó chúng ta có thể không xác định được ra nguyên nhân gốc, như vậy không có giải pháp hiệu quả. Bởi vậy, bổ sung các quy định để nghiêm cấm việc gây sức ép, hành hung với người gây tai nạn để đảm bảo họ có mặt tại hiện trường và hợp tác đầy đủ với cơ quan chức năng là điều quan trọng và cần thiết. Tôi cho rằng đây là bất cập lớn cần phải sửa đổi trong thời gian tới”, ông Minh phân tích thêm.
Cũng theo ông Minh, thực ra, tất cả các giải pháp kể cả từ quy định pháp luật, tuyên truyền và xử phạt hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới chỉ là những giải pháp mang tính phần ngọn, cuối cùng.
Chúng ta cần thực hiện những giải pháp mang tính nền tảng để tạo ra một môi trường có văn hóa ứng xử giao thông tốt. Có nhiều giải pháp mà chúng ta có thể thực hiện trong đó đặc biệt quan trọng là những giải pháp toàn diện để kiểm soát tác hại của rượu bia trong xã hội (bao gồm kiểm soát sự sẵn có, kiểm soát khả năng tiếp cận của từng nhóm dân cư...). Đây chính là những nội dung cơ bản ở trong Luật Phòng chống tác hại rượu bia sắp được trình Quốc hội…
Tin liên quan
Honda Việt Nam tặng 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một năm học 2024 – 2025
14:43 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics