Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho mùa dịch
Việc bổ sung dinViệc bổ sung dinh dưỡng hợp lý có tác dụng nâng cao sức đề kháng, hạn chế sự tấn công của dịch bệnh.h dưỡng hợp lý có tác dụng nâng cao sức đề kháng, hạn chế sự tấn công của dịch bệnh. |
TPHCM chi hơn 41 tỷ đồng mua trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 | |
Dịch vụ “đi chợ thuê” lên ngôi mùa dịch Covid-19 | |
Những thói quen nào cần thay đổi trong mùa dịch Covid-19? |
Chế độ ăn đa dạng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để có cơ thể khỏe mạnh, điều đầu tiên mỗi người cần làm là có chế độ ăn đủ năng lượng và chất đạm. Tốt nhất là ăn đa dạng thực phẩm với số lượng cụ thể trong tháp dinh dưỡng cho người Việt Nam.
Ông Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho rằng, cơ thể cần cung cấp đủ chất đạm (protein) cho cơ thể, vì đây là nguyên liệu quan trọng để tạo nên các kháng thể. Người dân cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu protein động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa...) và protein thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).
Cũng theo ông Tuyên, cơ thể mỗi người cần cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A, C, D, E, Sắt, Kẽm, Selen, đây là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cũng khuyến cáo người dân cần tăng cường sử dụng một số thực phẩm/gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: Tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển… giúp kích thích hệ thống miễn dịch thông qua kích hoạt các cytokin, hoạt hóa đại thực bào để thực hiện chức năng miễn dịch.
Bên cạnh việc cần thiết bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, chuyên gia cũng khuyến cáo người dân cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều axit béo như thịt nướng, thịt hun khói, các món quay, rán; các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như đồ hộp, thịt nguội, các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá và các loại thức ăn bị nấm mốc vì các thực phẩm nói trên có thể gây viêm trong cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Song song với việc bổ sung các chất dinh dưỡng, chuyên gia cũng cho rằng, việc bổ sung nước vào cơ thể là rất cần thiết. Theo đó, cơ thể hàng ngày cần khoảng 2- 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau.
Chuyên gia cũng khuyến cáo người dân không được để miệng và cổ họng khô; cần uống nước sạch, nước đun sôi để nguội, uống chậm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát; không uống nước bị đun đi đun lại nhiều lần; không uống nước nhiều trước khi đi ngủ; không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc.
Về việc nhiều người dân lạm dụng sử dụng Vitamin C mùa dịch với suy nghĩ nâng cao sức đề kháng, bác sỹ Bùi Thị Nhung, Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng, nhu cầu vitamin C khuyến cáo cho người trưởng thành là 100 mg/ngày. Nếu tính cả sự hao hụt qua quá trình chế biến (tới 50%), cũng chỉ cần 200 mg/ một ngày.
Theo bác sỹ Nhung, vitamin C có rất nhiều trong các loại rau như rau cải ngọt, súp lơ, rau dền đỏ, rau đay và các loại quả chín nói chung, như bưởi, cam, đu đủ… Như vậy, nếu ăn đủ theo khuyến nghị của tháp dinh dưỡng là 3-4 đơn vị rau củ (tương đương 3-4 lưng bát rau), và 300g quả chín/ngày, sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin C và các vitamin cùng khoáng chất khác.
“Vitamin liều cao dạng viên sủi (1.000 mg/ngày) nên sử dụng trong thời gian ngắn, khi bị bệnh và theo chỉ định của bác sĩ. Vì nếu sử dụng nhiều hơn nhu cầu khuyến nghị, cơ thể cũng phải đào thải và lâu dài có nguy cơ sỏi thận”, bác sỹ Nhung khuyến cáo.
Dinh dưỡng cho một số đối tượng đặc biệt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mùa dịch các gia đình cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi, người mắc các bệnh lý mạn tính, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
Theo đó, đối với người cao tuổi cần đặc biệt lưu ý ăn đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, trứng, lưu ý đến khẩu vị, sở thích để có thể ăn đủ số lượng. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.
Những người đang mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, Parkinson... cần uống thuốc điều trị bệnh thường xuyên, đầy đủ theo chỉ định của bác sỹ, thực hiện chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng.
Đặc biệt với đối tượng nguy cơ cao như trẻ em và bà mẹ mang thai, ngoài việc dinh dưỡng đầy đủ còn phải tránh yếu tố lây nhiễm, tránh đến nơi đông đúc hoặc tiếp xúc người có nguy cơ cao.
Đối với trẻ em, cần cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn, đây là biện pháp phòng chống lây nhiễm tốt nhất với trẻ nhỏ. Tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ mẫu giáo và học sinh cần ăn uống điều độ, đủ số lượng nếu trẻ bị biếng ăn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều quả chín, rau xanh, uống nước ngụm nhỏ thường xuyên để giữ ẩm cổ họng, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, chuyên gia khuyến cáo người dân cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn ngủ đúng giờ và giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để nâng cao sức khỏe. TS. Nghiêm Nguyệt Thu, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho rằng, tập luyện điều độ mỗi ngày để cơ thể được thư giãn, đồng thời tăng hấp thu các chất từ chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao sức khỏe.
Tin liên quan
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 thành công tốt đẹp
11:20 | 14/11/2023 Tài chính
“Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
07:48 | 21/07/2023 Người quan sát
Nguồn lực 230.000 tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19 đã được sử dụng ra sao?
20:07 | 29/05/2023 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều nét mới tại Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025
12:22 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
14:36 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây
10:10 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Giấy phép lái xe môtô gồm những hạng nào?
08:51 | 06/01/2025 Xe - Công nghệ
Cú hích cho ngành công nghiệp hỗ trợ từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
06:35 | 05/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
Vedan Việt Nam 12 năm vững vàng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”
Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán 42.175 xe
Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hải quan Hải Phòng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics