Chạy đua điện gió, lo dẫm “vết xe đổ” điện mặt trời
Nếu không tính toán kỹ, đầu tư vào điện gió để hưởng ưu đãi thời điểm hiện tại cũng chứa đựng đầy rủi ro. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Công suất tăng nhanh
Theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam: Các dự án điện gió trong đất liền được mua với giá 1.928 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng), tương đương 8,5 Uscents/kWh. Tỷ giá quy đổi giữa đồng Việt Nam và USD được tính theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 30/8/2018 là 22.683 đồng/USD. Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.
Đối với các dự án điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng), tương đương 9,8 Uscents/kWh. Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD. Đây là mức giá mua điện gió tăng tương đối cao so với mức giá được áp dụng từ năm 2011 đến trước thời điểm Quyết định 39/2018 được ban hành (khoảng 1.770 đồng một kWh, tương đương 7,8 Uscents/kWh). Giá mua điện ở trên được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Theo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0): Điện gió tập trung ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Trị, Phú Yên,… Khi giá điện gió chưa được nâng lên thì chỉ có 9 dự án đi vào vận hành với công suất khiêm tốn là 353 MW. Tuy nhiên, khi giá mua điện tăng lên, hàng nghìn MW điện gió đã được ký Hợp đồng mua bán điện (PPA) và hàng nghìn MW được bổ sung quy hoạch.
Cụ thể, báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nêu rõ: Hiện nay, ngoài 9 dự án điện gió đã đi vào vận hành thương mại, còn 31 dự án với tổng công suất là 1.645 MW đã ký PPA, đang được đầu tư xây dựng chưa đưa vào vận hành thương mại. Ngoài ra, hiện có 59 dự án đã bổ sung quy hoạch đến năm 2025 nhưng chưa ký PPA với EVN, tổng công suất là khoảng 2.700 MW. Bên cạnh đó, hơn 100 dự án khác đang xin ý kiến để được bổ sung vào quy hoạch.
Qua tính toán kiểm tra trào lưu 2020, 2021 của A0, với các dự án điện gió vận hành năm 2020 thì có xuất hiện quá tải khu vực Trà Vinh, Ninh Thuận và Bình Thuận, các khu vực khác đảm bảo giải tỏa tốt. Nếu các dự án điện gió vận hành năm 2021 thì chỉ xuất hiện quá tải khu vực Bình Thuận và Ninh Thuận, các khu vực khác bình thường.
Chất chồng nỗi lo
Nhìn nhận về câu chuyện ồ ạt phát triển điện gió, một vị chuyên gia lâu năm về năng lượng tái tạo nhận định: Đầu tư vào điện gió để hưởng ưu đãi thời điểm hiện tại cũng đầy rủi ro. Đó là bởi, mức giá ưu đãi cho điện gió chỉ áp dụng cho các nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021. Nhiều nhà đầu tư đang phải chạy đua với thời gian để đưa công trình vào vận hành đúng thời hạn, tuy nhiên vấn đề ở chỗ điện gió không thể đầu tư nhanh như điện mặt trời.
“Với dự án điện gió đã được bổ sung vào quy hoạch, để có được báo cáo nghiên cứu khả thi (FS), nhà đầu tư phải có dữ liệu đo gió, ít nhất là mất 12 tháng. Khi có dữ liệu đo gió, nhà đầu tư mới làm được thiết kế. Nhà đầu tư nào làm điện gió mà đến giờ chưa thu thập được dữ liệu đo gió ít nhất 6 tháng thì không thể kịp đưa vào vận hành vào trước tháng 11/2021. Ngoài ra, cũng phải nói thêm rằng, việc đặt mua thiết bị điện gió khá khó khăn. Những thiết bị này nhà đầu tư thường đặt từ Thụy Điển, Đức, Mỹ, Trung Quốc. Thiết bị điện gió, khi có khách đặt hàng thì nhà máy mới làm, chứ không có sẵn”, vị này khẳng định.
Ngoài các vấn đề trên, tương tự điện mặt trời, nỗi lo đặt ra khi phát triển ồ ạt điện gió còn là lưới điện bị quá tải ở những vùng có nhiều dự án đầu tư khiến cho lượng điện sản xuất ra không thể bán hết. Khi đó, nhà đầu tư dù hoàn thành dự án đúng tiến độ, được hưởng mức giá ưu đãi cũng không tránh khỏi cảnh “đứng ngồi không yên”. Thực tế là chuyện này không phải chỉ ở mức giả định mà đã diễn ra tại một số dự án điện gió tại Bình Thuận, Ninh Thuận vận hành trước thời điểm mức giá ưu đãi mới được ban hành.
Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận, cũng là chủ đầu tư của một số dự án điện gió ở Bình Thuận đã vận hành thương mại (trước khi Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ban hành) bày tỏ quan điểm: “Việc cắt giảm công suất khiến các chủ đầu tư điện gió thiệt đơn thiệt kép. Thời gian tới cần đưa các dự án điện gió đã vận hành từ trước ra khỏi danh sách bị cắt giảm công suất hoặc cắt ít thôi để thấy rằng được đối xử công bằng”.
Thời gian tới, để phát huy tối đa hiệu quả của các dự án điện gió, EVN đề nghị các chủ đầu tư đảm bảo tiến độ dự án cam kết trong PPA, đặc biệt là các dự án không có vấn đề gì về giải tỏa có thể đẩy nhanh tiến độ để sớm vận hành. Đối với các dự án đang chờ bổ sung quy hoạch, EVN đề nghị Bộ Công Thương ưu tiên xem xét bổ sung quy hoạch các dự án đảm bảo khả năng giải tỏa công suất để có thể triển khai phát triển dự án.
Tin liên quan
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
11:12 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
15:45 | 27/12/2024 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics