Chấn chỉnh doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ bằng “cái ôm” hòa giải
Khách hàng cũng cần nghiên cứu kỹ về hợp đồng trước khi đặt bút ký thỏa thuận. Ảnh: ST |
Nhưng cẩn thận “bẫy ngầm”
Lĩnh vực bảo hiểm đã có lịch sử hơn 400 năm phát triển với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động đa quốc gia. Tại Việt Nam, theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), sau gần 30 năm hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểm nhân thọ đến nay đã có 19 doanh nghiệp, cung cấp hơn 500 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. Với 14 triệu hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, các doanh nghiệp bảo hiểm đang giải quyết công ăn việc làm cho hơn 900.000 đại lý, người lao động; từ đó các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 616.000 tỷ đồng, số tiền bảo hiểm chi trả cho khách hàng lên tới 42.561 tỷ đồng trong năm 2022.
Hiện các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đã mở rộng cho mọi đối tượng có nhu cầu được bảo vệ trước những rủi ro không lường trước. Theo các chuyên gia, bảo hiểm hoạt động trên nguyên tắc số đông bù số ít, tập hợp các khoản phí bảo hiểm mà số đông bên mua bảo hiểm đóng vào một quỹ chung để trang trải, bù đắp cho những thiệt hại, mất mát của số ít người không may mắn khác cùng tham gia bảo hiểm. Đây chính là ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm.
Câu chuyện mới đây nhất là vụ máy bay trực thăng Bell 505 gặp sự cố tại Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), các công ty bảo hiểm đã rất nhanh chóng xử lý và chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các nạn nhân. Chẳng hạn, bảo hiểm MB Ageas Life đã chi trả quyền lợi bảo hiểm cho vợ và gia đình Đại tá phi công 240 triệu đồng. Bảo hiểm Bảo Việt cũng chi trả 200 triệu đồng bồi thường tử vong theo chương trình bảo hiểm sức khoẻ cho hai nạn nhân. Bảo hiểm PVI đã tạm ứng chi trả bồi thường cho gia đình Đại tá phi công với số tiền là 50.000 USD (tương đương 1,18 tỷ đồng)...
Có thể thấy, cơ sở thúc đẩy bảo hiểm nhân thọ chính là từ nhu cầu thực tế phát sinh trong cuộc sống con người. Giao dịch bảo hiểm cũng là giao dịch dân sự đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng giữa các bên, nên khi bảo hiểm là sự ép buộc, có dấu hiệu lừa dối thì sẽ đi ngược với mục đích ra đời của bảo hiểm nhân thọ, ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực này và các doanh nghiệp bảo hiểm.
Trên thực tế, đối với những người dân bình thường, bảo hiểm là một sản phẩm tài chính tương đối phức tạp, khi ký kết hợp đồng, người dân chỉ có thể tin tưởng vào những cam kết mà người tư vấn đưa ra. Nên để đạt được chỉ tiêu và hoa hồng, nhân viên tư vấn có thể sử dụng nhiều chiêu trò để thu hút khách hàng. Nhiều vụ việc tranh chấp cho thấy, quyết định mua bảo hiểm của khách hàng xuất phát từ sự tin tưởng vào những yếu tố mời chào hấp dẫn, thiếu minh bạch từ một số nhân viên tư vấn hơn là dựa trên sự nghiên cứu, nhận thức rõ về sản phẩm bảo hiểm. Trong khi đó, các hợp đồng bảo hiểm thường dài lê thê, cài cắm những điều khoản mà người mua khó có thể hiểu hết, nên đây có thể ẩn chứa “bẫy ngẫm” khiến người dân bức xúc.
Theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, hợp đồng bảo hiểm hiện nay thường dài tới 100 trang nên rất ít người dân đọc hết. Còn ở nước ngoài, mẫu hợp đồng bảo hiểm rất đơn giản, có những điều khoản chỉ cần đánh dấu tích. Vì thế, vị này cho rằng, các cơ quan quản lý phải rà soát quy định chuẩn hóa nhân sự liên quan như đại lý bảo hiểm, nhân viên tư vấn. Doanh nghiệp bảo hiểm cần rà roát chính sách, quy trình nội bộ cũng như rà roát lại mạng lưới đại lý, tư vấn bảo hiểm. Cùng với đó, Chính phủ cần có chương trình quốc gia giáo dục tài chính để nâng cao kiến thức về bảo hiểm của người dân.
Đảm bảo tính kỷ luật, kỷ cương của thị trường bảo hiểm
Ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp Hội bảo hiểm Việt Nam cho biết, khi nhận được thông tin về các sự việc khiếu nại, bất bình của khách hàng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bảo hiểm nhân thọ, Hiệp hội đã đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm nhanh chóng kiểm tra, xác minh thông tin do khách hàng phản ánh để kịp thời xử lý, đảm bảo quyền lợi của khách hàng trên cơ sở tuân thủ pháp luật.
Về phía cơ quan quản lý, trong tháng 4/2023, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính đã liên tiếp đưa ra nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức họp bàn với các doanh nghiệp bảo hiểm để đưa ra những giải pháp và chỉ đạo chấn chỉnh kịp thời. Theo đó, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương, nghiêm túc rà soát lại tổng thể các quy trình bán hàng và thẩm định tại doanh nghiệp, quy trình dịch vụ khách hàng bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý bảo hiểm còn yêu cầu chấn chỉnh công tác thẩm định cấp hợp đồng bảo hiểm; việc thẩm định và cấp hợp đồng bảo hiểm phải bảo đảm phù hợp với khả năng tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro bảo hiểm của khách hàng.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng đề nghị Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam khẩn trương rà soát và hoàn thiện bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý bảo hiểm, các quy tắc chuẩn mực để áp dụng chung cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Hiệp hội này cần có chế tài xử phạt nghiêm trong trường hợp vi phạm.
Thông tin thêm, bà Phạm Thu Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm cho biết, đây là thời điểm để thị trường bảo hiểm điều chỉnh sau một thời gian khá dài tăng trưởng nhanh chóng. Việc xử lý nghiêm các vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo hiểm không phải là quan điểm mà là trách nhiệm cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm phải thực hiện nhằm đảm bảo tính kỷ luật, kỷ cương của thị trường và bảo vệ quyền lợi của bên mua bảo hiểm.
Với các khách hàng, các chuyên gia khuyến nghị, trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, người mua nên tìm hiểu kỹ quy tắc và điều khoản, chi phí và cách phân bổ dòng tiền, hiểu rõ bản minh họa quyền lợi hợp đồng bảo hiểm.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK