Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ ngay từ y tế trường học
Với 70% dân số trẻ, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho thanh toán điện tử Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Diện bao phủ tăng, quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng |
BHXH Hà Tĩnh ra quân tuyên truyền BHYT học sinh tại các trường học. Ảnh: BHXH VN |
Hơn 97% tổng số HSSV tham gia BHYT
Năm học 2022-2023, cả nước có khoảng 18,8 triệu HSSV tham gia BHYT (đạt hơn 97% tổng số HSSV). Nhờ có thẻ BHYT, nhiều HSSV mắc các bệnh nan y, mạn tính đã được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lên tới hàng tỷ đồng. Chỉ tính năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023, quỹ BHYT đã chi trả 5.316 tỷ đồng với 6,2 triệu HSSV đi KCB BHYT, trong đó có 634 trường hợp được chi trả từ 200 triệu đồng/người trở lên, đáng chú ý, trường hợp được chi trả cao nhất là 1,07 tỷ đồng. |
HSSV chiếm khoảng trên 1/5 dân số cả nước, đóng vai trò là chủ nhân tương lai của đất nước. Việc tăng tỷ lệ tham gia BHYT ở nhóm HSSV không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước. Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT tăng dần qua các năm; đến nay, kết quả đã tiệm cận mục tiêu bao phủ 100% HSSV tham gia BHYT. Nếu như năm học 2012 – 2013, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT đạt 80% trên tổng số HSSV thì đến năm học 2022-2023, tỷ lệ này đạt trên 97% với khoảng 18,8 triệu HSSV tham gia BHYT, tăng hơn 17% sau 10 năm thực hiện. Đáng chú ý, năm học vừa qua, nhiều địa phương đã đạt bao phủ 100% HSSV có thẻ BHYT, như các tỉnh: Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình…
Có thể nói, số HSSV tham gia BHYT không ngừng tăng qua các năm đã cho thấy, nhận thức của HSSV và phụ huynh về quyền lợi, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT… đã có sự chuyển biến rõ rệt, chuyển từ tâm thế bị động sang chủ động, tích cực tham gia. Bên cạnh đó, quyền lợi khám chữa bệnh (KCB) BHYT cho HSSV ngày càng được mở rộng, chất lượng KCB ngày càng được nâng cao với các thủ tục thuận tiện, thông thoáng, được tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí lớn…. Nhìn vào kết quả thực hiện công tác KCB BHYT cho HSSV thời gian qua cho thấy, quỹ BHYT đã chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là HSSV mắc các bệnh nan y, mạn tính như: suy thận, ung thư, tim mạch… với chi phí điều trị từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng.
Năm học 2022-2023, cả nước đạt tỷ lệ hơn 97% tổng số HSSV tham gia BHYT. Kết quả này đồng nghĩa với việc có trên 18,8 triệu HSSV được đảm bảo và thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi BHYT theo quy định. Trong đó, nếu không may ốm đau, tai nạn… các em sẽ được quỹ BHYT thanh toán với số tiền KCB không giới hạn trong phạm vi, mức hưởng.
Nguồn kinh phí liên tục tăng qua các năm
Nhằm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho HSSV, tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018, Chính phủ đã quy định cụ thể về việc trích lại kinh phí từ quỹ BHYT phục vụ công tác triển khai chính sách BHYT tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay, công tác CSSKBĐ tại các trường học đang vận hành chủ yếu từ nguồn kinh phí này. Các năm qua, số kinh phí CSSKBĐ cho HSSV trích lại từ quỹ BHYT đối với cơ sở giáo dục (bao gồm cả cơ sở giáo dục mầm non) liên tục tăng với số tiền là 603,7 tỷ đồng (năm 2020); 656,7 tỷ đồng (năm 2021) và hơn 696,3 tỷ đồng (năm 2022).
Nguồn kinh phí trích lại từ quỹ BHYT được các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp sử dụng để phục vụ chi: mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho trẻ em, HSSV khi bị tai nạn thương tích hoặc các trường hợp bệnh thông thường trong thời gian học tập tại cơ sở giáo dục; mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế thông thường phục vụ CSSKBĐ, tủ tài liệu quản lý hồ sơ sức khỏe tại cơ sở giáo dục; mua văn phòng phẩm phục vụ hoạt động KCB trong công tác CSSKBĐ.
Qua thực tiễn triển khai cho thấy, nguồn kinh phí này đã thực sự phát huy vai trò, hiệu quả trong việc không chỉ giúp y tế trường học kịp thời thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho HSSV theo quy định, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh khi phát sinh trường hợp cấp cứu trong thời gian học tập, sinh hoạt, thực hành tại cơ sở giáo dục… mà còn giúp theo dõi, kiểm tra, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ sức khỏe để dự phòng, điều trị, đảm bảo sức khỏe của các em trong tương lai.
Nhờ đó, trong những năm qua, quyền lợi KCB BHYT của HSSV luôn được đảm bảo, đúng quy định. Theo thống kê trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu HSSV sử dụng thẻ BHYT với khoảng 6,1 triệu lượt KCB BHYT, tổng chi phí KCB BHYT của nhóm HSSV bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, năm 2022, cả nước có khoảng 3,5 triệu HSSV KCB BHYT với gần 7,4 triệu lượt KCB, số tiền được quỹ BHYT chi trả là 3.142 tỷ đồng. Tương tự, 8 tháng đầu năm 2023, số HSSV KCB BHYT khoảng 2,7 triệu với số lượt khám là 5,2 triệu, số tiền được quỹ BHYT chi trả là 2.174 tỷ đồng.
Có thể nói, trong những năm qua, việc trích kinh phí CSSKBĐ đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động y tế trường học nhằm đảm bảo, chăm sóc tốt sức khỏe của các em HSSV. Thời gian tới, trong bối cảnh vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh gây rủi ro tới sức khỏe con người, công tác chăm sóc sức khỏe HSSV thông qua chính sách BHYT càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Theo đó, năm học 2023-2024, công tác BHYT HSSV tiếp tục được ngành BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt với mục tiêu đạt 100% HSSV tham gia và được thụ hưởng chính sách BHYT.
Tin liên quan
Trường học hạnh phúc
13:02 | 20/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quỹ Bảo hiểm y tế - Nguồn tài chính quan trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân
11:05 | 14/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics