Chậm giải ngân đầu tư ngày nào thì vốn sẽ đội lên ngày đó
Rốt ráo giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm | |
TPHCM: Giải bài toán giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả |
TS Nguyễn Đình Cung. |
Như Tổng cục Thống kê đã đưa ra, nếu tăng trưởng đầu tư công 10% thì tăng trưởng GDP được thêm khoảng 0,065%. Ông đánh giá như thế nào về con số này?
Đã từ lâu, đầu tư công đóng vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế và tác động nhiều mặt đến đời sống, kinh tế, xã hội trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Về ngắn hạn, đầu tư công đáp ứng yếu tố "cầu" của nền kinh tế. Đó là cái tăng dễ nhất trong điều kiện hiện nay.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Năm 2023, TPHCM được phân bổ 70.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2022. Trong đó có 16.500 tỷ đồng vốn của Trung ương, 55.200 tỷ vốn của địa phương. Đến nay, TPHCM đã phân bổ xong 100% vốn Trung ương; vốn địa phương vẫn còn 26.000 tỷ đồng, trong đó đã có các dự án đủ điều kiện để phân bổ 14.000 tỷ đồng, còn 4 dự án với tổng vốn là 12.000 tỷ đồng sẽ được TPHCM khẩn trương hoàn thiện và đến cuối tháng 3/2023, HĐND TPHCM sẽ có phiên chuyên đề để phân bổ hết 100% vốn địa phương. (Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ngày 21/2/2023). |
Về trung hạn, đầu tư công tạo ra những công trình, hạ tầng quan trọng giúp kết nối giao thương, tạo cơ hội đầu tư mới cho các khu vực, thành phần kinh tế khác, tạo công ăn việc làm nhiều hơn cho người lao động,...
Tại thời điểm hiện nay, giải ngân vốn đầu tư công không chỉ tác động tích cực đến khu vực thực của nền kinh tế, mà còn kéo theo tác động rất tích cực đến tính thanh khoản, tăng thêm dòng chảy vốn trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, vốn đầu tư giải ngân được sẽ giảm đi áp lực về thanh khoản và dòng tiền trên thị trường tiền tệ.
Vậy theo ông, đâu là nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm trong thời gian qua?
Theo tôi, có 4 nhóm nguyên nhân. Thứ nhất, chuẩn bị dự án đầu tư còn sơ sài nên rất nhiều dự án có chất lượng kém.
Thứ hai, từ yếu kém đó nên quá trình triển khai phải điều chỉnh liên tục về vốn đầu tư, về các nội dung khác trong khi những thủ tục hành chính thực hiện việc điều chỉnh này kéo dài hàng năm trời, dẫn đến chậm tiến độ và đội vốn.
Thứ ba, khi điều chỉnh lại được quyết định đầu tư thì quyết định đó đã không còn phù hợp với điều kiện thực tế, trong khi giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao khiến các nhà thầu càng làm càng lỗ, dẫn đến họ phải làm nhỏ giọt để chờ một thời điểm nào đó sẽ được điều chỉnh tiếp, cộng với việc năng lực nhà thầu kém.
Thứ tư, yếu tố cực kỳ quan trọng, bị vấp nhiều và rất căn bản là quy định của pháp luật chồng chéo, không rõ ràng, nên nhiều khi thực thi được đúng quy định của luật này thì lại sai về luật khác. Trong bối cảnh như hiện nay, phần lớn những trường hợp như vậy đều chần chừ, thậm chí không quyết định để làm. Hiện có những dự án gọi là điểm chết của quá trình ra quyết định và không thể triển khai tiếp được vì không rõ ai có thẩm quyền, trách nhiệm để giải quyết vấn đề, để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư trên từng dự án cụ thể đó.
Từ những vấn đề trên, chúng ta cần triển khai những giải pháp nào, thưa ông?
Chúng ta phải gộp các vấn đề lại xem cái gì là căn bản có thể giải quyết trong trước mắt và trung hạn, cái gì có thể phải giải quyết một cách căn bản, dài hạn hơn. Trong bối cảnh luật lệ chồng chéo, không rõ ràng thì cách tiếp cận giải quyết vấn đề phải như thế nào,... là những câu trả lời rất cần có sự thống nhất.
Việc chậm triển khai giải ngân đầu tư ngày nào thì vốn sẽ đội lên ngày đó, thậm chí đội lên nhiều lần và như thế là lãng phí và kém hiệu quả, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia. Trong đó, có nhiều dự không thể không làm như Dự án vành đai 3, Dự án vành đai 4, Dự án sân bay Tân Sơn Nhất, Dự án sân bay Long Thành,… Đối với các dự án này thì không cần thủ tục nào hết, mà phải tập trung vốn, nguồn lực và triển khai càng nhanh càng tốt và lấy hiệu quả làm đầu tiên.
Trong thời gian tới, cần tập trung nguồn lực về vốn, năng lực thực hiện dự án, các nhà thầu và giải quyết vướng mắc về mặt thủ tục để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Cụ thể, chúng ta phải chấp nhận một thực tế là giá nguyên liệu đầu vào của các công trình dự án đầu tư đã tăng. Do đó, Nhà nước, các cơ quan có liên quan phải có quyết định ngay về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư cho các dự án đã trúng thầu và mức điều chỉnh đó phải ở mức cao, đủ hợp lý để bù đắp được chi phí đầu vào đã gia tăng để các nhà thầu ít nhất không bị lỗ trong việc thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, phải đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư, trong đó chủ đầu tư và Kho bạc phải phối hợp với nhau để các nhà thầu được giải ngân vốn đủ và kịp thời với khối lượng công việc họ đã thực hiện. Cần phải xác định lại điều kiện, hồ sơ thủ tục để được giải ngân, các nhà thầu sẽ được giải ngân sớm nhất khi họ đủ điều kiện.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics