Câu chuyện thặng dự ngân sách nhà nước năm 2019
Thu ngân sách tăng nhưng lại không phải từ nguồn thu chính là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà lại vì một yếu tố không bền vững. Trong ảnh: Ô tô nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: H.PHƯƠNG. |
Nhờ đâu?
Đứng trước những thuận lợi, khó khăn trong năm 2019, ngành Tài chính đã có một cú “về đích” ngoạn mục khi duy trì được thặng dư ngân sách xuyên suốt từ đầu đến cuối năm. Thống kê đến hết tháng 11/2019, tổng thu cân đối NSNN đạt 1.376,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, tổng chi NSNN chỉ gần 1.261,9 nghìn tỷ đồng. Điều đó đồng nghĩa túi tiền quốc gia dư ra tới hơn 114 nghìn tỷ đồng.
Thành tích này có những yếu tố thuận lợi từ khách quan, song không thể phủ nhận những nỗ lực của ngành Tài chính. Trước hết là kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho DN. Toàn Ngành đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan giải quyết kịp thời vướng mắc cho DN, tạo điều kiện để DN mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Những giải pháp này đã và sẽ có tác động nhiều mặt, góp phần giảm chi phí hoạt động cho DN, nâng cao sức cạnh tranh và cũng tạo sự bình đẳng, thuận lợi cho DN trong tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh. DN hoạt động tốt, kinh tế phát triển tốt thì thu ngân sách cũng sẽ tốt. Bên cạnh việc tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, ngành Tài chính còn tăng cường thanh tra, kiểm tra các DN có nhiều rủi ro, có dấu hiệu vi phạm; tiếp tục các giải pháp thu hồi nợ đọng thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại,... chống thất thu tối đa.
Cơ cấu thu ngân sách đã được điều hành ngày càng bền vững hơn. Năm 2019, thu từ 3 khu vực kinh tế là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng 10,9%, cao hơn dự kiến tăng trưởng kinh tế và lạm phát, cao hơn các năm trước (năm 2016 mới chỉ tăng 9,9%, năm 2017 tăng 5,6%, 2019 tăng 9,7%). Ngược lại, các khoản thu từ tài sản, tài nguyên, thu từ đất, khai thác khoáng sản… có tăng so với dự toán nhưng xét về mặt tổng thể thì những khoản thu này chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần. Ví dụ thu từ quyền khai thác khoáng sản chỉ chiếm 0,3% tổng thu ngân sách nhà nước, từ nhà đất chiếm 8%,… Nói cách khác, thu từ sản xuất, kinh doanh vẫn là khoản thu quan trọng, cốt lõi. Tỷ trọng thu nội địa nhờ đó cũng đang tăng dần. Ước tính năm nay và sang năm 2020, số thu nội địa khoảng 83,6% tổng thu, số còn lại là thu từ xuất nhập khẩu và dầu thô sẽ giảm dần từ 36% giai đoạn trước còn 23% giai đoạn này và sắp tới chỉ còn 10%.
Về chi NSNN, ngành Tài chính vẫn quán triệt quan điểm xuyên suốt là phải đảm bảo chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; hỗ trợ tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Từ đầu năm 2019, thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu các đơn vị dự toán thuộc Bộ tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước. Đồng thời trong nhiều lần chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng luôn khẳng định rằng: Trước yêu cầu đòi hỏi phát triển đất nước, yêu cầu chi rất lớn, nhất là chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng chương trình nông thôn mới, khắc phục hậu quả thiên tai,… dẫn đến NSNN vẫn bội chi. Điều đó buộc chúng ta phải thắt chặt kỷ luật, kỷ cương trong chi ngân sách.
Bội chi NSNN được kiểm soát cả số tuyệt đối và số tương đối, bằng 3,4% GDP, trong đó bội chi ngân sách Trung ương trong phạm vi dự toán, cân đối ngân sách địa phương không bội chi (giảm 12,5 nghìn tỷ đồng). Năm 2020 dự toán là 3,44% GDP. Như vậy, bình quân của cả giai đoạn 2016-2020 bội chi NSNN khoảng 3,6 đến 3,7% GDP, vượt mục tiêu đề ra của giai đoạn là 3,9%. Nhờ kiểm soát tốt bội chi, với các khoản vay bảo lãnh của Chính phủ, tốc độ tăng nợ công đã giảm hơn một nửa và tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP danh nghĩa. Nếu như giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng nợ công là 18,1% một năm, trong khi GDP danh nghĩa là 14,5% một năm thì giai đoạn 2016-2018 tốc độ tăng nợ công là 8,2% một năm, GDP danh nghĩa tăng 9,7% một năm. Đến nay, tỷ lệ nợ công đến cuối năm dừng ở con số 56,1% GDP; dư nợ Chính phủ bằng 49,2% GDP; dư nợ vay nước ngoài của quốc gia bằng 45,8% GDP. Ước tính, tỷ lệ nợ công đến cuối năm 2020 khoảng 54,3% GDP, trong khi năm 2016- năm đầu của thời kỳ là 63,7% GDP.
Nên mừng hay lo?
Đánh giá tích cực là thế, song, ở khía cạnh khác, chúng ta không thể phủ nhận rằng câu chuyện “thặng dư” ấy có phần đóng góp của không ít biểu hiện đáng suy nghĩ.
Chẳng hạn như việc ô tô nhập khẩu từ một số thị trường ASEAN (được giảm thuế về 0%) tăng vọt những tháng đầu năm khiến số thu từ XNK đột ngột gấp 4 lần cùng kỳ năm trước. Lúc này, thu ngân sách tăng nhưng lại không phải từ nguồn thu chính là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà lại vì một yếu tố không bền vững.
Chẳng hạn như con số chi ngân sách cho đầu tư phát triển ở thời điểm cận kề “giao thừa” năm nay mới chỉ đạt 54%. Trong khi con số vốn đầu tư công giải ngân thuộc kế hoạch năm 2019 đã qua Kho bạc Nhà nước mới dừng ở 63,7% kế hoạch Chính phủ giao. Hàng loạt dự án lớn, cả điện, đường, trường, trạm, nông nghiệp và nông thôn... có tiến độ ỳ ạch, có dự án đã kéo dài tới 10 năm và chưa biết đến bao giờ mới xong vì đói vốn trong khi Nhà nước lại đang “thừa tiền”. Giải ngân thấp khiến tốc độ chi giảm thể hiện khả năng hấp thụ vốn kém và có thể kéo theo sự trì trệ về tăng trưởng của cả nền kinh tế.
Năm 2020, Quốc hội đã thông qua dự toán NSNN với tổng thu cân đối NSNN là 1.512,3 nghìn tỷ đồng, tổng chi cân đối NSNN là 1.747,1 nghìn tỷ đồng, bội chi NSNN là 243,8 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 3,44% GDP.
Tin liên quan
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
Hải quan phát động thi đua với mục tiêu "Đổi mới- Đột phá- Phát triển"
15:04 | 14/01/2025 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025
19:51 | 05/02/2025 Tài chính
Chứng khoán 2025: Kỳ vọng tạo sự đột phá về quy mô và chất lượng
16:40 | 05/02/2025 Chứng khoán
Tính toán điều hành giá để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025
18:32 | 04/02/2025 Tài chính
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
10:31 | 01/02/2025 Tài chính
Hiện đại hoá nghiệp vụ, Kho bạc Nhà nước tăng hiệu quả thu - chi ngân sách
20:46 | 30/01/2025 Thuế - Kho bạc
Cung cầu thị trường Tết không có diễn biến bất thường về giá
18:38 | 29/01/2025 Tài chính
Những bước đi quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá toàn diện ngành Thuế
08:40 | 27/01/2025 Thuế - Kho bạc
Bước vào kỳ nghỉ Tết, giá cả mặt hàng thiết yếu cơ bản không có biến động bất thường
12:22 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chính thức vận hành sàn giao dịch các-bon tại Việt Nam từ năm 2029
12:06 | 26/01/2025 Tài chính
Sức bật của ngành bảo hiểm trong năm 2024
08:12 | 26/01/2025 Tài chính
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Việt Nam đã sẵn sàng cho sân chơi lớn
13:41 | 25/01/2025 Chứng khoán
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt cho tăng trưởng 8% trở lên
TP Hồ Chí Minh: Khách nước ngoài mua hơn 1.500 tỷ đồng hàng hóa mang theo khi xuất cảnh
WGC: Bất ổn về địa chính trị và kinh tế có thể làm tăng nhu cầu về vàng trong năm 2025
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025
Transerco tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics