Cắt giảm thuế quan trong EVFTA được thực hiện như thế nào?
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) Hà Duy Tùng phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thái Bình |
Phát biểu tại buổi tọa đàm “Chính sách thuế và thủ tục hải quan khi thực hiện EVFTA” do Báo Hải quan phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức sáng nay, 2/7, tại Hà Nội, ông Hà Duy Tùng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho biết, kế hoạch tổng thể triển khai EVFTA đang được Bộ Công Thương chủ trì xây dựng trình Chính phủ.
Ở góc độ Bộ Tài chính, với vai trò là cơ quan tham mưu cho Bộ Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế đang phối hợp với đơn vị Hải quan và các đơn vị liên quan khác để xây dựng kế hoạch thực hiện EVFTA, trong đó nội dung cốt lõi là xây dựng văn bản pháp luật để đảm bảo thực hiện các cam kết liên quan tới ngành Tài chính.
Ông Tùng tập trung chia sẻ khá sâu về nội dung cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam, trong đó, việc xây dựng Dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và xuất khẩu ưu đãi đặc biệt là để thực hiện các cam kết của Hiệp định.
Cụ thể, về cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam: Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU, và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU.
Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạnh thuế quan của WTO.
Về cam kết thuế xuất khẩu của Việt Nam: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu với hàng hóa xuất khẩu sang EU với lộ trình lên đến 15 năm, trừ những mặt hàng được duy trì thuế xuất khẩu tập trung vào một số nhóm hàng quan trọng như dầu thô, than đá (trừ than để luyện cốc và than cốc),...
Cam kết về thuế xuất khẩu trong Hiệp định EVFTA cơ bản tương tự như cam kết về thuế xuất khẩu của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Về Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA, Dự thảo Nghị định gồm 7 Điều và 2 Phụ lục đính kèm.
Nội dung nổi bật về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA là: Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi EVFTA quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất cho giai đoạn 2020-2022, áp dụng đối với 526 dòng thuế, các mặt hàng còn lại thuộc danh mục mặt hàng chịu thuế xuất khẩu hiện hành được cam kết xoá bỏ thuế xuất khẩu ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Về mức thuế xuất khẩu ưu đãi: Thuế suất trung bình năm 2020 là 9,32%; năm 2021 là 9,01%; năm 2022 là 8,71%.
Nghị định cũng quy định điều kiện và thủ tục áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định EVFTA tương tự quy định tại Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019-2022.
Về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định, gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với 10.857 dòng thuế, trong đó có 10.773 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 84 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số.
Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Thuế suất trung bình năm 2020 là 9,26%; năm 2021 là 7,73%; năm 2022 là 6,2%.
Dự kiến Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực.
"Hiện nay, Bộ Tài chính đang gửi hồ sơ xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp theo quy định. Dự thảo Nghị định đã được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính và dự kiến sẽ xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và trình Chính phủ trong tháng 7/2020", ông Tùng nói.
Với EVFTA, về cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam, cam kết đối với một số nhóm hàng quan trọng của Việt Nam như sau: Ô tô: Mức cam kết tối đa tại Hiệp định là 78%. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 9 năm đối với ô tô phân khối lớn (trên 3.000cc cho động cơ xăng và trên 2.500 cc cho động cơ diesel) và 10 năm đối với các loại ô tô còn lại. Linh kiện, phụ tùng ô tô: Mức cam kết tối đa tại Hiệp định là 45%. Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu sau tối đa 7 năm. Xe máy: Mức thuế cam kết tối đa tại Hiệp định là 75%. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7 năm đối với xe máy phân khối lớn (trên 150cc) và sau 10 năm đối với các nhóm xe máy còn lại. Hóa chất: Mức thuế cam kết tối đa tại Hiệp định là 27%. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu sau tối đa 7 năm, trong đó, khoảng 70% kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ EU được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đồ uống có cồn: Mức cam kết tối đa tại Hiệp định là 55%. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu tối đa không quá 10 năm. Thịt lợn, gà, bò: Mức thuế cam kết tối đa tại Hiệp định là 40%. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 3 năm đối với thịt bò; 7 năm đối với thịt lợn đông lạnh, 9 năm đối với các nhóm thịt lợn khác; và 10 năm đối với thịt gà. Sữa và sản phẩm sữa: Mức thuế cam kết tối đa tại Hiệp định là 20%. Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 3-5 năm. Máy móc thiết bị: Mức cam kết tối đa tại Hiệp định là 35%. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu tối đa 7 năm. Nhóm đang áp dụng chính sách hạn ngạch thuế quan (TRQ) (gồm trứng, đường, lá thuốc lá, muối): Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu trong hạn ngạch WTO sau 10 năm, không cam kết đối với thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch... |
Tin liên quan
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảnh sát biển: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm trên biển
12:23 | 02/09/2024 An ninh XNK
Hợp tác chặt chẽ Việt Nam – EU trong phát triển bền vững
16:02 | 21/08/2024 Kinh tế
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics