Cắt giảm những “ngõ ngách”, quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh
Ông đánh giá như thế nào về những quyết tâm của Chính phủ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua các chỉ đạo của Thủ tướng?
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trong suốt thời gian vừa qua đã cho thấy nỗ lực và quyết tâm cải cách và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Chính phủ. Hơn nữa, những chỉ đạo của Chính phủ ngày càng quyết liệt hơn là một minh chứng rất rõ cho vấn đề này. Chúng ta đều biết, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã tách riêng thành một nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 nhằm tập trung vào cải thiện môi trường kinh doanh thay vì nhập chung thành một nghị quyết như những năm trước. Điều này cũng thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong cải cách thể chế nói chung.
Tại Chỉ thị 16 về cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng các bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nghiêm việc cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường kiểm soát chặt chẽ, đánh giá tác động chính sách cụ thể đối với quy định thủ tục hành chính, thực hiện tốt việc tham vấn... Đồng thời, tập trung xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ để thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh... theo hướng một nghị định sửa nhiều nghị định, một quyết định sửa nhiều quyết định, một thông tư sửa nhiều thông tư và ưu tiên thực hiện trình tự thủ tục rút gọn theo quy định. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực được giao, nhất là thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản… và các giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh. Cùng với đó tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông; nâng cao đạo đức công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kịp thời xử lý các trường hợp né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm... |
Theo ông, đâu là những điểm mới và tích cực trong chỉ đạo tại Chỉ thị 16?
Tại Chỉ thị 16, có rất nhiều điểm tích cực. Thứ nhất là về cách làm, lần này, Thủ tướng chỉ đạo phải kiểm soát cải cách thủ tục hành chính ngay từ khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó, chú trọng và nhấn mạnh vào vấn đề cải cách ngay từ khâu xây dựng mới các văn bản. Thứ hai là về nội dung, Thủ tướng đã chỉ đạo rất rõ về trọng tâm là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên, xây dựng, quản lý bất động sản… Đây đều nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của trong điều hành kinh tế - xã hội.
Một điểm rất tích cực nữa được nêu ra là cùng với việc đơn giản hóa các thủ tục về thời gian, quy trình, hồ sơ thì Chỉ thị nhấn mạnh chỉ ban hành quy định thủ tục hành chính mới khi thực sự cần thiết, đồng thời phải đảm bảo chi phí tuân thủ là thấp nhất. Đây có thể nói là điểm nhấn rất tích cực tại Chỉ thị 16.
Để công cuộc cải cách được thực chất hơn, xin ông cho biết những vấn đề nào cần phải thay đổi?
Theo tôi, việc thực hiện nên nằm trong tổng thể các chỉ đạo, các nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và về cải cách thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính.
Vấn đề tiếp theo là phải thực hiện hiệu quả yêu cầu về kiểm soát thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng và ban hành văn bản. Điều này có nghĩa là việc cải cách phải thực hiện ngay từ đầu nguồn, tránh tình trạng cứ ban hành văn bản ra rồi lại phải tổ chức rà soát, cắt giảm, bãi bỏ. Muốn thực hiện được thì các bộ, ngành cần phải làm một cách thực chất. Hơn nữa, Chính phủ khi thảo luận các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành mới, được bổ sung thì nên thảo luận thật kỹ về nội dung, trong đó nhấn mạnh đến chất lượng của các báo cáo thẩm tra, thẩm định, tránh trường hợp làm hình thức.
Chính phủ cần mạnh dạn từ chối việc thảo luận xem xét thông qua các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nếu báo cáo đánh giá tác động không đảm bảo yêu cầu, không đảm bảo chất lượng và không thực chất. Vì thế, Chính phủ phải yêu cầu cơ quan thẩm tra thực hiện đánh giá một cách thực chất gắn với dự thảo.
Ngoài ra, việc thực hiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan chức năng để đơn giản thủ tục hành chính chính. Người dân vẫn thường nói “một cửa – nhiều ngõ” nên phải tăng cường sự phối hợp để cắt giảm hay xóa bớt những “ngõ ngách”. Điều này cần đến cả sự thay đổi về tư duy, phương thức phối hợp giữa các cơ quan để tránh tạo thành thủ tục lòng vòng. Chẳng hạn như tránh tư duy nhà nước cần thông tin thì yêu cầu người dân phải nộp thông tin đó trong khi nhà nước ở vị trí thuận lợi hơn có thể có được thông tin ấy từ các cơ quan chức năng khác. Ví dụ, tại dự thảo Luật Đấu giá tài sản đang được Quốc hội thảo luận, ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng thay vì cơ quan quản lý yêu cầu người dân cung cấp lý lịch tư pháp thì có thể làm việc với cơ quan tư pháp để lấy thông tin, qua đó cắt giảm các khâu trung gian lòng vòng.
Cùng với đó, những cải cách nên tránh việc tạo ra quy định mới nhưng bản thân quy định lại vô tình tự phát sinh ra thủ tục. Do vậy, khi thiết kế các quy định, cơ quan soạn thảo cần phải thiết kế thật cụ thể, rõ ràng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics