Cao su Việt Nam với tầm nhìn tương lai
VRA xác định phát triển bền vững chính là giải pháp giúp cao su Việt Nam có được thị trường lâu dài và khách hàng tốt. |
Áp lực từ sự dịch chuyển của thị trường
Hàng loạt DN tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn đều đã công bố chính sách phát triển bền vững, trong đó bao gồm các DN sản xuất lốp xe lớn như GoodYear, Hankook, Michelin, Pirelli, Sumitomo, Yokohama... và các DN thu mua lớn như Corrie Maccoll, Halcyon Agri, Itochu, Southland... Theo đó, chính sách thu mua của các DN này cũng sẽ đi kèm các điều kiện về phát triển bền vững.
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 11/2020 đạt 200 nghìn tấn, trị giá 303 triệu USD, tăng 0,7% về lượng và tăng 15,8% về trị giá so với tháng 11/2019, giá xuất khẩu bình quân tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019 lên mức 1.513 USD/tấn. Lũy kế 11 tháng năm 2020, xuất khẩu cao su ước đạt 1,51 triệu tấn, trị giá 1,99 tỷ USD, tăng 0,4% về lượng, nhưng giảm 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.324 USD/tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2019. Hiện khoảng cách cung - cầu cao su đang nới rộng và các nhà kinh doanh cao su lo ngại tình trạng thiếu cung sẽ còn trầm trọng hơn nữa do những bất ổn về chính trị ở Thái Lan và đại dịch Covid-19 tiếp tục trầm trọng trên quy mô toàn cầu. Ngoài ra, nhu cầu cao su ở Trung Quốc đang tăng mạnh theo đà sản xuất công nghiệp của nước này, trong khi nguồn cung khan hiếm. |
Ông John Heath, Giám đốc Thương mại, phụ trách cao su thiên nhiên Công ty Corrie MacColl chi nhánh châu Âu cho biết, phát triển bền vững là chủ đề sôi nổi ở châu Âu nhiều năm nay. Ngành cao su thiên nhiên đồng thời cũng gây chú ý đến chính quyền, tổ chức phi chính phủ (NGOs) và người tiêu dùng, vì có thông tin tiêu cực cho rằng ngành này đang tồn tại một số vấn đề về nhân quyền như chiếm đoạt đất, ngược đãi lao động nhập cư, thuê lao động trẻ em, trả lương thấp... và về môi trường như phá rừng, gây tổn thất đa dạng sinh học... Chính điều này đã dẫn tới việc gia tăng tham gia của luật pháp EU về lĩnh vực bền vững nhằm buộc các công ty phải chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền của châu Âu về việc vi phạm nhân quyền ở bất kỳ đâu trong chuỗi cung ứng cao su thiên nhiên, ngay cả khi vi phạm đó vượt quyền kiểm soát hoặc hiểu biết của họ.
Cụ thể ở Thụy Sĩ có “Sáng kiến doanh nghiệp có trách nhiệm” ràng buộc các công ty nước này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có hành vi vi phạm quyền con người hoặc có hoạt động kinh doanh gây thiệt hại đến môi trường dù ở bất kỳ đâu trên thế giới. Tại Đức cũng dự kiến sẽ sớm ban hành luật thẩm tra nhân quyền bắt buộc - Luật Chuỗi cung ứng. Theo đó, các công ty đã đăng ký tại Đức với quy mô nhất định phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu có hành vi lạm dụng trong chuỗi cung ứng. Ngoài áp lực từ pháp luật, sức ép ngày càng tăng và có tính cộng hưởng, đến từ tổ chức xã hội dân sự, NGOs, người tiêu dùng và phương tiện truyền thông, buộc các công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho toàn chuỗi cung ứng của họ.
Trước những yêu cầu như trên, các DN chỉ còn cách là làm đúng. “Chúng tôi không muốn uy tín của mình bị gắn với với lao động trẻ em hoặc các vi phạm quyền con người khác trong chuỗi cung ứng cao su thiên nhiên. Chúng tôi cũng không muốn thu mua cao su từ khách hàng chặt phá rừng nhiệt đới nguyên sinh để trồng cao su”- ông John Heath nhấn mạnh.
Trong xu hướng đó, thị trường đang dành nhiều sự quan tâm đến cao su có chứng chỉ FSC. Mặc dù sự quan tâm này không thể chuyển thành nhu cầu thực tế hay sản lượng tiêu thụ, nhưng cho đến khi có thêm nguồn cung, rất nhiều đơn vị tiêu thụ đã cam kết sẽ mua cao su có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) ngay khi sản phẩm được chứng nhận có mặt trên thị trường.
Kiên trì cho mục tiêu dài hạn
Trong xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) xác định phát triển bền vững chính là giải pháp giúp cao su Việt Nam có được thị trường lâu dài và khách hàng tốt. Để đạt được mục tiêu này, từ năm 2016, VRA đã triển khai xây dựng thương hiệu ngành cao su Việt Nam. Đến nay đã cấp chứng nhận cho 14 hội viên, DN với 66 sản phẩm từ 24 nhà máy. VRA cũng đã xây dựng hướng dẫn quản lý sản xuất cao su thiên nhiên bền vững cho các đơn vị thành viên; giới thiệu các mô hình sản xuất cao su bền vững, có trách nhiệm...
Riêng tại Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG), các hoạt động phát triển bền vững đã mang lại những hiệu quả bước đầu. Cụ thể, được khởi động từ giữa năm 2019, đến nay VRG đã triển khai thực hiện chứng chỉ rừng Việt Nam tại 13 công ty. Trong đó thực hiện phương án quản lý rừng bền vững trên 150.000 ha, cấp chứng chỉ rừng Việt Nam cho 56.000 ha và có 23 nhà máy chế biển mủ cao su đã đạt chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm PEFC/CoC (chứng nhận hợp pháp - PV).
VRA cũng thừa nhận, cao su Việt Nam khó có thể đạt được các chứng nhận phát triển bền vững trong một sớm một chiều, bởi với diện tích gần 1 triệu ha cao su hiện nay, trong đó 50% là cao su tiểu điền, việc triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn. Tuy nhiên, thời gian tới VRA vẫn sẽ kiên trì cho mục tiêu dài hạn này. Ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VRA cho biết, thời gian tới VRA sẽ tiếp tục quảng bá rộng rãi nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam”, đồng thời hỗ trợ và khuyến khích hội viên tuân thủ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) cũng như tích cực gia tăng nhận thức về phát triển bền vững và có trách nhiệm cho DN.
Tại VRG, ông Huỳnh Tấn Siêu, Trưởng Ban Công nghiệp VRG cho hay, hiện VRG đang triển khai hoạt động tái kết nối hướng đến chứng chỉ rừng FSC và đã làm việc với Hội đồng Quản lý Rừng để cùng xây dựng, thực hiện lộ trình tái kết nối trong năm 2020 - 2021. Bên cạnh đó, để phát triển bền vững các vùng cao su và đáp ứng yêu cầu của chứng chỉ rừng quốc tế, Tập đoàn đã cho khảo sát, điều tra diện tích có khả năng phục hồi rừng với cây bản địa và cây gỗ lớn tại các công ty cao su trong nước cũng như tại Campuchia và Lào. Tập đoàn cũng tiếp tục thực hiện đầu tư an sinh xã hội, ưu tiên cho các dự án tại Campuchia và Lào với kế hoạch phù hợp…
Tin liên quan
Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su
13:38 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cao su tăng mạnh trong tháng 6
16:12 | 08/07/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành nhựa và cao su tiếp cận công nghệ mới để đối diện thách thức
15:40 | 05/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics