Cạnh tranh ngày càng khó, cần tận dụng ưu thế từ các biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI). |
Vì sao chưa tận dụng hiệu quả?
Nhận xét về việc triển khai các biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi giai đoạn 2018-2022, qua nghiên cứu, khảo sát dưới góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thu Trang thông tin, các doanh nghiệp phản hồi rằng việc thực hiện khá suôn sẻ, không có nhiều vướng mắc.
Lý giải cho điều này, theo bà Trang, một trong những lý do là phần lớn Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được áp dụng triển khai trong thời gian tương đối dài, nên các doanh nghiệp đã quen dần. Một số FTA thế hệ mới có hiệu lực trong giai đoạn này như CPTPP, EVFTA, UKVFTA... thì các doanh nghiệp phản ánh một số vướng mắc nhưng không liên quan đến biểu thuế mà chủ yếu liên quan đến cách thức thực tế mà doanh nghiệp có thể tận dụng để hưởng ưu đãi thuế quan, nhất là về chứng từ về chứng nhận xuất xứ.
Tuy nhiên, đại diện VCCI nhận xét, điều đáng mừng là ngay khi có vướng mắc về thủ tục thì các cơ quan liên quan, trong đó có Tổng cục Hải quan đã xử lý ngay, nên việc thực thi các nghị định về biểu thuế ưu đãi giai đoạn 2018-2022 khá thuận lợi.
Nhưng bên cạnh đó, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập cũng phản ánh một thực tế, một lý do khác khiến việc triển khai các biểu thuế ít vướng mắc là doanh nghiệp chưa sử dụng nhiều, tỷ lệ tận dụng còn rất thấp so với biểu thuế tối huệ quốc (MFN).
Chẳng hạn, tại FTA về thương mại và hàng hóa giữa ASEAN với Australia và New Zealand thì tỷ lệ tận dụng thuế quan trong năm 2021 chỉ đạt 6%, nhưng con số này vẫn là đáng khích lệ khi so sánh với FTA giữa ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) có tỷ lệ 0,1%, FTA giữa ASEAN và Ấn Độ là 2%, Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) là 5%... FTA có tỷ lệ tận dụng tốt nhất là Hiệp định Thương mại hàng hóa trong ASEAN (ATIGA) với 43%...
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, khảo sát việc tận dụng cơ hội về thuế quan tại CPTPP và EVFTA cho thấy, lý do lớn nhất khiến doanh nghiệp chưa tận dụng nhiều là doanh nghiệp không biết gì về các biểu thuế. Doanh nghiệp không biết hàng hóa nhập khẩu có ưu đãi về thuế, nên không yêu cầu đối tác cung cấp giấy tờ để chứng nhận xuất xứ, từ đó không được hưởng ưu đãi. Ngoài ra, thủ tục xin giấy chứng nhận xuất xứ C/O tại nhiều quốc gia đôi khi không dễ dàng.
Một lý do nữa được bà Trang đưa ra là hồ sơ xin hưởng ưu đãi thuế chưa thực sự thuận tiện. Tuy nhiên, vị này cũng bày tỏ lạc quan và kỳ vọng những vướng mắc sẽ được tháo gỡ khi Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Doanh nghiệp cần chủ động và được tạo thuận lợi hơn
Việc Chính phủ ban hành 17 Nghị định quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các FTA, hiệp định đối tác kinh tế trong giai đoạn 2022-2027 được kỳ vọng là sẽ tiếp tục tạo thuận lợi, thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, các biểu thuế này là công cụ để doanh nghiệp hướng ưu đãi theo các FTA, nên việc thực thi càng hiệu quả bao nhiêu thì doanh nghiệp càng được lợi.
“Trong bối cảnh kinh tế thế giới phức tạp và có nhiều biến động thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn, nên bất kỳ lợi thế nào dù nhỏ nhất cũng mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp”, lãnh đạo Trung tâm WTO và Hội nhập nhấn mạnh.
Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu về những ưu đãi thuế quan. Ảnh: H.Dịu |
Vì thế, để tận dụng hiệu quả, bà Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, các mức thuế ưu đãi về xuất nhập khẩu luôn gắn với các quy tắc về xuất xứ, nên các doanh nghiệp phải đảm bảo và đáp ứng các thủ tục về chứng nhận xuất xứ.
Theo bà Trang, các doanh nghiệp thường chú ý đến hiệp định có ưu đãi tốt nhất nhưng phải càng chú ý đến điều kiện, quy trình đáp ứng về xuất xứ có phù hợp hay không.
“Mặc dù mỗi FTA có biểu thuế xuất khẩu ưu đãi hoặc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt riêng đều là một con đường ưu tiên để doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa với đối tác, càng nhiều hiệp định thương mại từ doanh nghiệp càng có nhiều lựa chọn, vấn đề là doanh nghiệp phải lựa chọn con đường thích hợp nhất bởi mỗi con đường có những yêu cầu riêng và quy định riêng”, bà Trang nhấn mạnh.
Từ đó, đại diện VCCI khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu các quy định để chủ động tận dụng lợi ích, các doanh nghiệp nên tiếp cận thông tin tuyên truyền của các cơ quan nhà nước liên quan để có thông tin tốt hơn.
Về phía cơ quan quản lý, bà Nguyễn Thị Thu Trang nhấn mạnh đến việc hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục, sửa đổi các quy định liên quan theo hướng tạo thuận lợi, đơn giản hóa quy trình thủ tục, điện tử hóa các thủ tục để doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Bà Trang cho biết, theo khảo sát thì sự hài lòng của doanh nghiệp với thủ tục thuế và hải quan đã tăng dần theo từng năm, nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp đánh giá là còn gây khó khăn, nên trong từng khâu của từng thủ tục vẫn phải nỗ lực cải cách để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các cơ quan chức năng phải tiếp tục có những sửa đổi văn bản pháp luật để từng thủ tục có điều chỉnh cho thuận tiện hơn; đồng thời phải thường xuyên có kiểm tra giám sát để các ưu đãi được thực hiện đúng, doanh nghiệp thực sự được hưởng những ưu đãi liên quan.
Đặc biệt, riêng về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, bà Nguyễn Thị Thu Trang nhấn mạnh nêu vấn đề về thay đổi tư duy trong quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu.
“Lâu nay, quan điểm là “xuất khẩu thắng, nhập khẩu thua” nên không thúc đẩy tận dụng ưu đãi cho nhập khẩu nhiều. Tuy nhiên, với 70-80% nguyên liệu phải nhập khẩu thì việc tận dụng ưu đãi nhâọ khẩu sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu vào, giúp sản xuất cho xuất khẩu tốt hơn, tạo lợi thế cạnh tranh. Do đó, các cơ quan quản lý cần thay đổi quan điểm, cùng phối hợp để giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ tận dụng các ưu đãi thuế quan về xuất nhập khẩu”, bà Trang nêu rõ.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics