Cảnh báo nguy cơ thâu tóm doanh nghiệp Việt qua góp vốn mua cổ phần
Bán lẻ là một trong những lĩnh vực được các nhà đầu tư ngoại săn đón thâu tóm. Ảnh: ST |
Cảnh báo nguy cơ bị thâu tóm với giá rẻ
Số liệu từ Bộ KH&ĐT cho thấy, tính đến ngày 20/4/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm 2020 đạt 12,33 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng hơn trong 4 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ, song góp vốn mua cổ phần của các nhà ĐTNN lại giảm mạnh, làm giảm tổng vốn đầu tư.
Cụ thể, DN nước ngoài đã chi tới 2,5 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam qua hình thức góp vốn, mua cổ phần các DN nội trong đầu năm 2020, chỉ bằng 34,7% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy giảm về số vốn nhưng số lượt góp vốn mua cổ phần lại tăng tới 33% với hơn 3 nghìn lượt góp vốn. Đáng chú ý, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết, 4 tháng đầu năm 2020, các DN Trung Quốc có tới 557 lượt góp vốn mua cổ phần vào DN Việt với số vốn 230 triệu USD. Dẫn đầu việc mua lại cổ phần của các DN trong nước là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc khi các DN của quốc gia này đã có tới 1.042 lượt góp vốn vào DN Việt trong thời gian này và tổng vốn đổ vào cổ phần DN Việt là 356 triệu USD. Tuy nhiên, nếu xét về tổng vốn mua cổ phần DN Việt thì Nhật Bản lại là nước đi đầu, tuy chỉ thực hiện gần 300 lượt góp vốn mua cổ phần song các DN Nhật lại chi tới 743 triệu USD để đầu tư vào DN Việt. So với năm 2019, các DN FDI đến từ các quốc gia trên đều gia tăng việc mua lại cổ phần của DN Việt.
Trước tình hình các DN FDI dồn dập đổ vốn mua lại cổ phần của DN trong nước, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh lý do tiềm năng của DN Việt hấp dẫn thì trong bối cảnh nhiều DN Việt đang bị tổn thương nặng nề do chịu tác động bởi đại dịch Covid-19, hiện tượng các DN FDI ồ ạt mua lại cổ phần DN nội có thể dẫn tới nguy cơ các DN FDI tranh thủ giai đoạn khó khăn này để thôn tính các DN trong nước.
Rõ ràng hiện tượng này không phải ngẫu nhiên, bởi mới đây, ngay tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp, người đứng đầu Bộ KH&ĐT đã nhấn mạnh, một trong những khó khăn lớn nhất của các DN hiện nay là thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động, có trên 45% số DN đang bị thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng: “Hiện vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức, trong đó, hiện tượng mua bán, sáp nhập DN trong thời gian tới có thể diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới nguy cơ các DN tiềm năng của Việt Nam có thể sẽ bị thâu tóm với giá rẻ”. Số liệu thu hút FDI 4 tháng đầu năm cũng cho thấy, mặc dù số lượt góp vốn, mua cổ phần tăng, song quy mô góp vốn nhỏ, bình quân chỉ có gần 0,8 triệu USD/lượt góp vốn, nhỏ hơn nhiều so với quy mô bình quân so với cùng kỳ.
Kiểm soát mua bán cổ phần ở lĩnh vực chủ chốt
Trao đổi về vấn đề làn sóng dịch chuyển dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, Bộ KH&ĐT đang tập hợp nghiên cứu các làn sóng đầu tư từ các nước trên thế giới không chỉ riêng Trung Quốc để có thể đón đầu dòng vốn này. Với nguy cơ thâu tóm DN Việt sau đại dịch thông qua hình thức mua bán cổ phần, ông Đỗ Nhất Hoàng cho biết, hai tháng trước, Bộ KH&ĐT đã chủ động cảnh báo về tình trạng này. Bộ đã có báo cáo lên Chính phủ về nguy cơ thâu tóm DN nội, sau khi đã kịp thời nghiên cứu, tham khảo các biện pháp mà nước ngoài đang áp dụng để bảo vệ doanh nghiệp nội địa. “Hiện chúng tôi đang làm việc với các bộ, ngành để có những biện pháp cụ thể hạn chế thâu tóm, chuẩn bị nội dung tham mưu cho Chính phủ về vấn đề này”, ông Đỗ Nhất Hoàng nói. Theo đại diện Cục Đầu tư nước ngoài, các nước như Đức, Ý, Tây Ban Nha, New Zealand là những nước đã có cảnh báo về nguy cơ thâu tóm qua M&A. Hoa Kỳ không có cảnh báo nhưng cơ quan nghiên cứu đầu tư của Mỹ đã có nghiên cứu về vấn đề này.
Theo ông Hoàng, việc góp vốn, mua cổ phần tại những DN bình thường thì nên để diễn ra tự nhiên, nhưng với những DN hoạt động trong những lĩnh vực mang tính cốt lõi, chiến lược, có tác động xã hội lớn thì cần phải có sự kiểm soát. Ông Đỗ Nhất Hoàng cho biết, hiện Cục Đầu tư nước ngoài chưa có thống kê, cập nhật cụ thể về các lĩnh vực DN FDI thực hiện góp vốn mua cổ phần, nhưng nhìn chung nguồn vốn này đa dạng về loại hình đầu tư (gồm BĐS, sản xuất, dịch vụ...) cũng như quy mô đầu tư.
Liên quan vấn đề này, mới đây, gửi kiến nghị lên Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề xuất có thể tính tới tạm dừng việc mua bán sáp nhập (M&A) trong giai đoạn dịch bệnh. Cụ thể, đại diện cho cộng đồng DN trong nước cho biết, trong bối cảnh DN Việt gặp khó khăn, có nguy cơ phá sản, xuất hiện tình trạng một số DN, quỹ đầu tư nước ngoài đang xem xét việc mua lại các DN trong ngành BĐS, bán lẻ... VCCI đề nghị Chính phủ có chỉ đạo tạm thời dừng việc mua bán, sáp nhập DN trong giai đoạn dịch bệnh để hạn chế việc DN nước ngoài thâu tóm các DN Việt Nam.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc các DN FDI “nhăm nhe” vào các DN nội đang thiếu vốn là điều rất bình thường. “Đây là thời gian các “nhà đầu tư cá mập” lùng sục các DN nhỏ bán cổ phần với giá rẻ để đầu tư. Các DN nội chào mời các nhà đầu tư mua cổ phần là điều bình thường, nhưng nếu chào mời rộng rãi quá thì rất dễ bị thâu tóm. Hiện Trung Quốc đã mở cửa trở lại nên nguy cơ DN Trung Quốc thâu tóm các DN nước ngoài khác là rất lớn”, ông Nguyễn Trí Hiếu nói. Do đó, chuyên gia này kiến nghị, về vĩ mô Chính phủ nên chủ động có chính sách, kế hoạch thu hút đầu tư vào thời điểm này, theo đó, những lĩnh vực đầu tư nào có thể gây rủi ro về chính trị, kinh tế, xã hội thì cần phải được kiểm soát. Việc chọn ngành nghề mời gọi đầu tư cũng phải đi cùng với quy định tỷ lệ đầu tư của DN FDI để có sự khống chế tỷ lệ hợp lý. Tỷ lệ này có thể có sự điều chỉnh theo cung cầu của thị trường, nhưng một số lĩnh vực cần có tỷ lệ theo quy định của nhà nước để tránh việc bị thâu tóm ở những lĩnh vực chủ chốt, nhạy cảm.
Tin liên quan
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TPHCM: Số vụ vi phạm qua thương mại điện tử tăng cao
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
Hải quan Hải Phòng chặn đứng vụ nhập khẩu trái phép 600 m3 gỗ quý
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics