Cần sửa ngay những bất hợp lý, chồng chéo, giải quyết “vùng xám, vùng mờ” trong luật về bất động sản
Sự thống nhất quan điểm về chỉnh sửa luật liên quan thị trường BĐS là hết sức cần thiết. |
Cần sớm định danh bất động sản du lịch nghỉ dưỡng
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam cho biết, Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định 2161-QĐ-TTg ngày 22/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định phát triển nhà ở và thị trường BĐS là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là xây dựng quỹ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, nhà ở công nhân, cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang…
Mục tiêu đến năm 2025, diện tích bình quân 27m2 sàn/người, trong đó tại đô thị là 28m2 sàn/người. Đến năm 2030 diện tích bình quân 30m2 sàn/người, trong đó tại đô thị là 32m2 sàn/người.
Tuy nhiên theo ông Khôi, hiện tại thị trường BĐS Việt Nam còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế. Theo đó, ông nhấn mạnh việc thị trường vẫn còn nhiều chồng chéo, chi phối đan xen giữa các luật trong triển khai thực hiện dự án nhà ở và BĐS; quy hoạch, kế hoạch có địa phương, có ngành chưa đồng bộ giữa kế hoạch sử dụng đất đai với dự án đầu tư nhà ở, BĐS; cơ chế, chính sách, trong đó có việc đầu tư nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ cũng còn nhiều bất cập.
Cùng với đó, vấn đề mua bán chuyển nhượng toàn bộ dự án hay một phần dự án BĐS liên quan đến quy định hình thành trong tương lai (kể cả BĐS du lịch) cũng còn nhiều vướng mắc.
Góp ý tại hội thảo, TS. LS. Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng, hiện nay, pháp luật chưa có định danh rõ ràng về các loại hình BĐS du lịch nghỉ dưỡng; các quy định về BĐS du lịch nằm rải rác ở những văn bản pháp luật khác nhau mà nội dung không đồng bộ, chi tiết.
Góp ý một số vấn đề để hoàn thiện pháp lý BĐS, cụ thể là Luật Nhà ở góp phần tạo sự đồng bộ đối với các văn bản pháp luật khác có liên quan, tạo điều kiện cho thị trường BĐS phát triển trong thời gian tới, LS. Đặng Văn Cường cho biết cần phải có quy định pháp luật cụ thể, định danh về BĐS du lịch và các loại hình sản phẩm BĐS du lịch.
“Cần bổ sung vào Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn liên quan quy định về các loại hình BĐS nghỉ dưỡng, phù hợp với quy định của Luật Du lịch. Tiếp đó là các quy định về trình tự, thủ tục cấp phép, giao đất, quản lý đầu tư dự án phát triển BĐS du lịch”, LS. Cường nói.
Đồng thời, quy định về hình thức xác lập, giao dịch từng loại sản phẩm, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch; việc chi trả, cam kết lợi nhuận, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để tạo tâm lý tin tưởng, yên tâm cho các nhà đầu tư và khách hàng.
Ông cũng nhấn mạnh cần quy định về quyền sở hữu BĐS du lịch của người nước ngoài và chính sách ưu đãi đối với đầu tư BĐS du lịch cũng rất cần thiết nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của đất nước, thu hút đầu tư, thu hút ngoại tệ về cho đất nước.
Thị trường BĐS cần sự đồng bộ, thống nhất về pháp lý để phát triển bền vững. |
Góp ý tại hội nghị về vấn đề đất làm nhà ở xã hội, ông Vương Quốc Toàn, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Bất động sản Lan Hưng đề xuất nên bỏ quy định DN phải trích 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại để xây nhà ở xã hội.
“Vì quy định này rất vướng nên thời gian qua các DN làm dự án nhà ở thương mại hầu như đều không thực hiện được. Trên thực tế chỉ có 2% các dự án triển khai. Còn lại, các DN chọn cách nộp tiền, số tiền này đưa về ngân sách lại phục vụ việc khác chứ không dùng để xây nhà ở xã hội”, ông Vương Quốc Toàn cho biết.
Sửa ngay lập tức những quy định bất hợp lý, chồng chéo
Cũng tại hội nghị, phát biểu dưới góc độ DN phát triển các dự án BĐS, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch GP.Invest cho rằng, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là quan điểm sửa luật.
“Tôi cho rằng Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS liên quan trực tiếp và chặt chẽ với Luật Xây dựng. Vì vậy việc sửa đổi hai luật này cần đồng bộ và dựa trên Luật Xây dựng để tránh tình trạng chồng chéo giữa các luật, gây khó khăn, cản trở cho thị trường BĐS”, ông Hiệp nêu quan điểm.
Dẫn chứng cụ thể, ông Hiệp cho biết, Luật Xây dựng hiện nay đang quy định thời gian bảo hành chung cư là 24 tháng. Trong khi đó, quy định tại khoản 2 Điều 85 về “Bảo hành nhà ở”, Luật Nhà ở năm 2014 lại quy định, nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn tối thiểu là 60 tháng đối với nhà chung cư và 24 tháng đối với nhà ở riêng lẻ.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp cũng cho biết, vấn đề đấu giá đất hiện nay đang có những quy định phức tạp. Theo ông Hiệp, hiện đã có Luật Đấu thầu quy định chung cho các vấn đề liên quan đến đấu thầu, đấu giá, vì vậy các luật liên quan đến vấn đề này cần phải thống nhất với Luật Đấu thầu.
“Có thể thấy, có khoảng 12 luật đang liên quan và điều phối đến thị trường BĐS, nên nếu các luật không thống nhất sẽ tạo ra rất nhiều vướng mắc, chồng chéo. Vì vậy, sự thống nhất quan điểm về chỉnh sửa luật giữa các cơ quan quản lý là hết sức cần thiết”, ông Hiệp khẳng định.
Một số bất cập trong Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cũng được các chuyên gia đề cập tới. Theo đó, Luật Nhà ở hiện không cho phép chuyển đổi các loại đất khác sang đất ở đang khiến lượng lớn dự án bị ách tắc (hiện có khoảng 400 dự án tại Hà Nội, TPHCM đang vướng), gây khó khăn, cản trở DN. Do đó, việc sửa Luật Nhà ở cần chú ý đến điểm này.
Tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế đề nghị khi sửa đổi luật phải theo hướng ngay lập tức sửa những điều bất hợp lý, chồng chéo, giải quyết khép lại vùng xám – vùng mờ, bổ sung những mô hình kinh doanh và loại hình BĐS mới, BĐS hình thành trong tương lai, dữ liệu chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... vào dự thảo khi trình ra Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.
Tin liên quan
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer
16:19 | 10/12/2024 Kinh tế
Giải bài toán nhà ở cho người lao động thu nhập thấp tại TPHCM
13:16 | 10/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics