Cần sửa đổi, bổ sung Luật BHXH theo hướng tăng quyền lợi cho người đóng
900.000 người rút BHXH một lần
Ngày 6/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã trả lời chất vấn Quốc hội về tình hình lao động, việc làm, làn sóng rút BHXH (BHXH) một lần trong công nhân, người lao động (NLĐ).
Theo ĐB Nguyễn Thị Diệu Thúy, làn sóng rút BHXH một lần trong công nhân lao động thời gian qua không giảm mà còn có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt tăng cao khi có thông tin Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội phương án sửa Luật BHXH.
Lý giải vì sao rút BHXH một lần thời gian qua tăng lên?
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng có nhiều nguyên nhân. trước năm 2019, trung bình mỗi năm có khoảng 500.000 người rút BHXH một lần. Hiện nay, con số này là 900.000 người rút trong một năm. Số người rút BHXH một lần gần bằng số tham gia vào hệ thống. Đây là nguy cơ, thách thức về sau vì tương lai, nhiều người già không có chế độ an sinh, hệ thống chính sách an sinh khó đảm đương bền vững.
Nguyên nhân việc rút bảo hiểm là do đời sống, thu nhập đời sống khó khăn, tuyệt đại bộ phận rút BHXH một lần rơi vào công nhân lao động, công chức viên chức ít.
“Vì sao rút BHXH một lần tăng là do không có quốc gia nào có cơ chế rút BHXH một lần dễ dàng như Việt Nam. Thông lệ quốc tế, các nước chỉ cho rút bảo hiểm khi người lao động mắc bệnh nan y hoặc định cư nước ngoài. Rút BHXH là quyền của công dân, không thể cấm. Vấn đề là làm sao để người lao động thấy nhiều quyền lợi, thấy lợi ích hơn thì có rút ra sau đó khi có điều kiện họ cũng tham gia lại”, Bộ trưởng thông tin.
Ngoài ra, do quyền lợi khi rút rất cao, cá nhân đóng 8% nhưng được hưởng toàn bộ phần đóng của Nhà nước và doanh nghiệp. Thực ra phần đóng của nhà nước và doanh nghiệp cũng là cho NLĐ, vì vậy, nhiều trường hợp có khi chưa muốn rút nhưng thấy lợi ích tốt nên rút, sau đó quay lại. Hiện khoảng 1/3 số người rút quay trở lại tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm. Thời gian qua, việc tổ chức tuyên truyền chưa tốt, như ở TP Hà Nội cứ 10 người đi rút thì vận động được 6 người không rút nữa.
Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, tinh thần sửa Luật BHXH lần này là không hạn chế quyền mà tăng quyền lợi, còn cách xử lý thế nào kỳ họp tới Quốc hội sẽ bàn các phương án xử lý làm sao hiệu quả nhất.
Số người rút BHXH một lần gần bằng số tham gia vào hệ thống. Đây là nguy cơ, thách thức về sau vì tương lai, nhiều người già không có chế độ an sinh, hệ thống chính sách an sinh khó đảm đương bền vững. Ảnh: H.Dịu |
Chậm đóng, trốn đóng BHXH tăng 2,69%
Về vấn đề chậm đóng, trốn đóng BHXH, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, số chậm đóng khoảng hơn 3 nghìn tỉ đồng, đến hết năm 2022, khối lượng chậm đóng, trốn đóng tăng 2,69% so với mức của năm 2021, có 26.670 doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng, trốn đóng. Bộ đã điều chỉnh, thực hiện các giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng, cho đến nay, các đối tượng tham gia bảo hiểm bị ảnh hưởng về chế độ, chính sách đã được giải quyết một cách căn bản.
Phân tích nguyên nhân của tình trạng này, Bộ trưởng cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, cơ quan quản lý bảo hiểm chưa quản lý hết đối tượng, quản lý, sử dụng thiếu hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối cơ sở dữ liệu chưa tốt. Bộ đã triển khai các biện pháp cụ thể, thực hiện nguyên tắc người lao động thu đến đâu thì thực hiện chính sách tới đó.
Về lâu dài, Bộ trưởng cho rằng, cần sửa Luật BHXH, các nội dung này cũng được trình bày trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp tháng 10, trong đó sẽ quy định rõ khái niệm, phạm vi hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH, áp dụng một số chế tài mạnh mẽ, kiên quyết, hiệu quả hơn đối với hành vi này như thông lệ quốc tế.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh về thị trường lao động, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, quy mô lao động độ tuổi từ 15 trở lên khoảng 55 triệu người; đến quý 1/2023, số người tham gia thị trường lao động từ 15 tuổi trở lên là 51,1 triệu người, tăng 113.500 người so với quý trước và tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Thị trường lao động Việt Nam thời gian qua đã có một bước hình thành và phát triển tương đối nhanh chóng cả về cơ cấu, cả về quy mô, cả sự phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, lao động kỹ năng còn thấp, số lao động qua đào tạo bằng các hình thức khác nhau là trên 70% nhưng số có bằng cấp, chứng chỉ hiện nay là 26,4% (tính đến quý I/2023), thấp so với các nước phát triển. So với thế giới, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm thấp. Ngày 26/5, có báo cáo chính thức về số mất việc làm, giãn việc, thiếu việc do cắt giảm đơn hàng khoảng 506.000 người, trong đó khoảng 270.000 người mất việc. Chúng tôi cho rằng tình trạng này có những nguyên nhân do cắt giảm đơn hàng, tái cơ cấu sản xuất, thay đổi về lực lượng lao động và thực hiện giải quyết chính sách cho lao động. |
Tin liên quan
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK