Cần quy định rõ hơn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng nhập khẩu
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch xuyên biên giới | |
Giải pháp tổng thể bảo vệ người tiêu dùng | |
Thương mại điện tử phát sinh những vi phạm mới về bảo vệ "thượng đế" |
Các đại biểu Quốc hội đề nghị cơ chế quản lý hàng hóa hiệu quả hơn để bảo vệ người tiêu dùng. Ảnh minh họa |
Nhằm bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng hóa nhập khẩu, đại biểu Lý Thị Lan (đoàn Hà Giang) cho rằng, thực tế trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế, nhất là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là số lượng sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam để bán cho người tiêu dùng ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát về chất lượng, giá cả đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến gây thiệt hại không nhỏ cho người tiêu dùng.
“Thực tế có không ít sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam khi đến tay người tiêu dùng thì giá cả đã tăng lên nhiều hoặc chất lượng không bảo đảm. Đây là vấn đề cần phải quy định rõ đối với các sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam để bán cho những người tiêu dùng”, đại biểu Lý Thị Lan nêu rõ.
Vì vậy, đại biểu Lý Thị Lan đề nghị Ban soạn thảo bổ sung nội dung nhập khẩu, tiêu thụ vào ngay sau từ tiêu thụ cho phù hợp, cụ thể: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa ...”; đồng thời đề nghị rà soát các quy định khác của dự án Luật.
Về vấn đề hàng giả, hàng nhái, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, Việt Nam đã có cả hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng vẫn bị xâm hại, khi mua phải hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Nguyên nhân do chính sách còn bất cập, luật bảo vệ người tiêu dùng được ban hành cách đây đã 12 năm, trong khi tình hình kinh tế - xã hội của đất nước cũng như trên thế giới đã có nhiều thay đổi.
Cũng về vấn đề này, đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) nêu băn khoăn, việc mua bán hàng giả, hàng nhái thương hiệu nổi tiếng rất phổ biến với cả người mua và người bán. Với người bán hàng giả khi bị phát hiện hiện đã có luật để xử lý. Tuy nhiên với người tiêu dùng, khi họ cố tình sử dụng hàng giả thì có vi phạm hay không?
“Thực tế có nhiều thương hiệu nổi tiếng được bán giả công khai và người tiêu dùng sử dụng một cách vô tư, pháp luật chưa có quy định rõ trong vấn đề này. Do đó để bảo vệ người tiêu dùng một cách bền vững cần công bằng trong vấn đề này với cả người bán lẫn người mua”, đại biểu Lý Tiết Hạnh nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo bà Hạnh, nếu không nâng cao trách nhiệm của người tiêu dùng thì nhiều khi lẫn lộn, cuối cùng sẽ có nhiều người phải bỏ tiền thật để mua hàng giả.
Về phía các doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) cũng nhấn mạnh, thời gian vừa qua, đại đa số doanh nghiệp đã thực hiện tốt Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt, dẫn đến hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó nổi bật là các hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin người tiêu dùng.
Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng nêu vấn đề về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử. Theo đại biểu Quốc hội Trình Lam Sinh (đoàn An Giang), Việt Nam là một trong những nước có sự phát triển về giao dịch thương mại điện tử đứng hàng đầu thế giới, nhưng luật bảo vệ người tiêu dùng hiện hành chưa có quy định nên phát sinh nhiều hạn chế, bất cập.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Ảnh: H.Dịu |
Chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải cho rằng, một phần xuất phát từ những bất cập, hạn chế liên quan đến chủ thể thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chủ thể thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang gặp phải hạn chế về nguồn lực và kinh phí hoạt động.
"Thực tế cho thấy, ngân sách hằng năm dành cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại trung ương và địa phương rất ít, không tương xứng với khối lượng công việc mà các cơ quan tổ chức thực thi", đại biểu nêu thực trạng. Về nhân lực, các cơ quan cũng đang trong tình trạng 1 người phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, với mô hình hoạt động chưa hoàn thiện và thống nhất.
Do đó, nói về những sửa đổi của dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, dự thảo đã đặt ra vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có yếu tố đặc thù trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế. Cùng với đó, dự thảo Luật đã hoàn thiện, bổ sung các quy định nhằm tạo điều kiện tối đa để khuyến khích phát huy hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hơn nữa, góp ý về dự thảo, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, Chính phủ cũng cần chỉ đạo Bộ Công Thương và các bộ, ngành có liên quan chủ động rà soát, tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo chức năng được giao.
Tin liên quan
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội làm việc với Cục Hải quan TPHCM
21:12 | 05/12/2024 Hải quan
Phê chuẩn đề nghị của Chánh án Toà án Nhân dân tối cao về cục, vụ, cơ quan báo chí
14:48 | 05/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics