Cần ngăn nguy cơ nảy sinh tham nhũng ngay từ khi xây dựng pháp luật
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) |
Ông đánh giá như thế nào về kết quả phòng, chống tham nhũng đạt được thời gian vừa qua?
- Theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới công bố, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể, từ 31/100 điểm năm 2012 kéo dài đến năm 2015. Nhưng đến năm 2019 Việt Nam đã đạt được 37/100 điểm, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018. Đây là mức điểm cao nhất mà Tổ chức Minh bạch thế giới đánh giá đối với Việt Nam và là năm có mức tăng điểm cao nhất từ trước đến nay.
Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi, góp phần giữ vững ổn định chính trị, môi trường đầu tư kinh doanh. Thể chế về phòng, chống tham nhũng và quản lý kinh tế - xã hội từng bước được hoàn thiện. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán được chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ, kịp thời… Bên cạnh đó, công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng được tiến hành quyết liệt, rõ đến đâu xử lý đến đó. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp đã được điều tra, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng pháp luật, đúng kế hoạch đề ra.
Bên cạnh kết quả đạt được, ông nhìn nhận ra sao về hạn chế còn tồn tại trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay?
- Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn một số hạn chế như công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng hiệu quả chưa cao; một số cơ chế, chính sách còn thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn. Vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng diễn ra hiện nay. Ngoài ra, thực thi pháp luật có lúc, có nơi còn chưa nghiêm; tự phát hiện, xử lý tham nhũng trong nội bộ chưa đáp ứng yêu cầu.
Theo ông, đâu là giải pháp quan trọng, mấu chốt có thể giúp công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả tốt hơn thời gian tới?
- Tôi cho rằng, thứ nhất cần tập trung bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho tuyên truyền viên cơ sở làm công tác phòng, chống tham nhũng; tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đến mọi đối tượng, đặc biệt là người dân và khu vực ngoài nhà nước.
Thứ hai, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật, trong đó cần có các giải pháp hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách pháp luật, nhằm ngăn ngừa nguy cơ nảy sinh tham nhũng ngay từ khi xây dựng chính sách pháp luật.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra của người đứng đầu và công tác tự kiểm tra của cơ quan, đơn vị đối với việc chấp hành pháp luật; việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng ngay từ trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, tôi cho rằng cần nêu cao tinh thần phê bình, tự phê bình, cụ thể hóa tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ và phát huy tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị.
Thứ tư, thực hiện có hiệu quả các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là phạm vi đối tượng phải kê khai, công khai; quản lý, kiểm tra, xác minh bản kê khai trách nhiệm giải trình; xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không rõ ràng, trung thực…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 dầu DO trái phép trên biển
Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”
Việt Nam - Nhật Bản cần nỗ lực bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên thương mại điện tử
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics