Facebook Twitter youtube Tiktok

Cần một “ngã rẽ” để khơi thông thị trường mua bán nợ xấu

(HQ Online) - Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống đến cuối tháng 2/2023 đã lên tới 2,91%, so với mức 2% cuối năm 2022 và gần gấp đôi cuối năm 2021. Tỷ lệ này được các chuyên gia dự báo còn tiếp tục tăng khi thị trường mua bán nợ xấu vẫn ở “vạch xuất phát”.
Cần thời gian để thẩm thấu Thông tư 02 về trả nợ, giãn nợ
Thị trường mua bán nợ Việt Nam còn sơ khai, nhiều vấn đề cần giải quyết
Cần một “ngã rẽ” để khơi thông thị trường mua bán nợ xấu
Thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam vẫn chưa hoạt động hiệu quả. Ảnh: ST

Hoạt động mua bán nợ “èo uột”

Kết quả từ báo cáo tài chính quý 1/2023 của 27 ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán cho thấy, nhiều ngân hàng tăng mạnh về nợ xấu lên tới 50-80%, trong đó có ngân hàng giữ tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lên tới gần 23%. Trong báo cáo NHNN gửi Quốc hội, nợ xấu nội bảng đang được kiểm soát dưới 3%, nhưng nếu tính gộp tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối tháng 2/2023 ước chiếm tỷ lệ 5% so với tổng dư nợ.

Ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Khối Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank):

Cần một “ngã rẽ” để khơi thông thị trường mua bán nợ xấu
Ông Huỳnh Thanh Phong.

Tiếp tục tạo hành lang pháp lý cho xử lý nợ xấu

Việc xây dựng Luật Các TCTD (sửa đổi) là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn của hệ thống TCTD, trong đó giúp duy trì, tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 hết hiệu lực từ ngày 31/12/2023.

Tuy nhiên, các quy định cần mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng, không chỉ dừng lại ở các khoản nợ xấu mà áp dụng cho cả các khoản nợ nhóm 2 nhưng thuộc trường hợp phải thu hồi nợ trước hạn nhằm giảm rủi ro cho TCTD. Các quy định cũng cần cụ thể hóa trong dự thảo các biện pháp xử lý nợ và trình tự thủ tục thực hiện, cần hướng dẫn thêm việc thực hiện biện pháp nhận chính tài sản đảm bảo để thay thế nghĩa vụ trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp… để TCTD được chủ động lựa chọn cách thức thực hiện và phương thức xử lý.

Ông Phạm Văn Phòng, Phó Giám đốc Khối quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Quân đội (MB):

Cần một “ngã rẽ” để khơi thông thị trường mua bán nợ xấu
Ông Phạm Văn Phòng.

Cần hướng dẫn về định giá khoản nợ

Hiện nay về mặt thị trường mua bán nợ, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn về mặt định giá tài sản đảm bảo và định giá doanh nghiệp song chưa có hướng dẫn định giá khoản nợ. Mặc dù giao cho ngân hàng tự xây dựng định giá khoản nợ, nhưng ngân hàng không dám. Hơn nữa, việc tự định giá khoản nợ như này cũng không đúng được, không đúng theo chuẩn mực quốc tế và thị trường. Thậm chí ngân hàng có những khoản nợ bán đến 30 phiên nhưng không có khách quan tâm, liên quan đến bài toán bán đấu giá bán nợ. Bán đấu giá nợ là biện pháp ưu tiên cuối cùng khi các biện pháp khác không xong.

Chi Mai (ghi)

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng (VNBA) cho biết, thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiện nay rất đáng lo ngại, trong bối cảnh doanh nghiệp rất khó khăn, kinh tế toàn cầu có biểu hiện suy thoái. Hơn nữa, chất lượng tài sản suy giảm, song vấn đề kiểm soát nợ xấu của ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn. Việc bán tài sản bảo đảm, đặc biệt là các khoản nợ lớn cần tổ chức bán nợ theo giá thị trường khó thực hiện trong điều kiện thị trường bất động sản đóng băng. Cùng với đó, hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý nợ còn chưa đồng bộ, thống nhất; khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật khác.

Trong bối cảnh nêu trên, các chuyên gia cho rằng, nếu xác định nợ xấu là vấn đề riêng của ngành ngân hàng thì xử lý rất khó, còn nếu xác định nợ xấu là vấn đề xã hội, là vấn đề cần quan tâm thì cần sự đồng thuận của các cơ quan, tổ chức để xử lý nghiêm và thu hồi các khoản nợ.

Do vậy, Chính phủ đang trình Quốc hội về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và sẽ được đưa vào chương trình thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV này, trong đó dự án luật sẽ bổ sung thêm một chương về xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, không ít chuyên gia vẫn lo ngại việc xử lý nợ xấu chưa khả quan, khi dự thảo vẫn tập trung vào các giải pháp để ngân hàng, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) tự xử lý nợ xấu, chưa có giải pháp thúc đẩy thị trường mua bán nợ.

Số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy, trong 10 năm qua (2012-2022), các tổ chức tín dụng đã xử lý được gần 1,57 triệu tỷ đồng nợ xấu, chủ yếu là tự xử lý. Xử lý nợ xấu bằng hình thức bán nợ (bán cho VAMC và các tổ chức, cá nhân khác) chiếm 26,6%, trong đó chủ yếu là bán cho VAMC.

Trước đó, vào tháng 10/2021, VAMC đã công bố đưa chi nhánh Sàn giao dịch nợ đi vào hoạt động chính thức, trụ sở đặt tại Hà Nội. Sàn giao dịch này hứa hẹn thu hút sự quan tâm của các tổ chức tín dụng, các công ty quản lý nợ và nhiều nhà đầu tư, từ đó tạo lập môi trường mua bán, xử lý nợ xấu sôi động, hiệu quả tại Việt Nam. Nhưng từ đó đến nay, hoạt động của Sàn vẫn rất “èo uột” nếu so với khối lượng nợ xấu của các ngân hàng.

Theo VAMC, Sàn giao dịch nợ đã thực hiện đăng tải thông tin, niêm yết khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ trên website của Sàn với giá trị tổng dư nợ khoảng 38.000 tỷ đồng. Sàn đã thực hiện thành công các hợp đồng tư vấn với khách hàng với tổng giá trị khoản nợ, tài sản bảo đảm đạt gần 450 tỷ đồng và thu phí dịch vụ tư vấn từ khách hàng khoảng 700 triệu đồng. Nói về hạn chế của Sàn, ông Vũ Ngọc Minh, Giám đốc Sàn giao dịch nợ VAMC lý giải là do mô hình mới, chưa có tiền lệ nên hoạt động của Sàn giao dịch nợ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là việc thu hút các chủ thể tham gia giao dịch, nên cần những chính sách, quy định cụ thể để khuyến khích, thu hút nhiều đối tượng tham gia mua bán nợ xấu.

Nhận xét về hoạt động xử lý nợ xấu của Việt Nam, ông Darryl Dong, cán bộ Quốc gia cao cấp, Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) Việt Nam cho rằng, nợ xấu không xấu và đồng hành cùng hoạt động ngân hàng, nên cần một khung pháp lý để làm sạch và xử lý một cách công khai ở một thị trường mở và có những giao dịch thương mại đúng nghĩa. Tuy Việt Nam đã bàn nhiều đến vấn đề này, nhưng đến nay vẫn chưa có một giao dịch mua bán nợ xấu nào đúng nghĩa thị trường, chủ yếu là mua bán trên bảng cân đối kế toán giữa các ngân hàng và VAMC. Việt Nam vẫn nằm ở "vạch xuất phát" trong việc mở cửa thị trường mua bán nợ xấu. Thị trường mua bán nợ chưa thực sự mở cửa cho các nhà đầu tư tham gia thị trường.

Mở cửa thị trường đúng nghĩa

Theo chia sẻ từ chuyên gia IFC Việt Nam, nhiều quốc gia trong khu vực đã mở cửa thị trường để xử lý nợ xấu. Ấn Độ có luật riêng biệt về xử lý nợ xấu, ngân hàng không nhất thiết phải qua quá trình phức tạp tố tụng. Philippines còn khuyến khích bằng tiền mặt trong 3 năm để hỗ trợ ngân hàng xử lý nợ xấu... Nhưng ông Darryl Dong một lần nữa nhấn mạnh, Việt Nam có thể không cần công cụ đặc thù kiểu như vậy nhưng cần mở cửa thị trường.

Theo vị chuyên gia này, Việt Nam cần có nhà đầu tư nước ngoài tới giải quyết hỗ trợ nợ xấu. Việt Nam cần quy định mới đủ tốt sẽ thu hút chuyên gia và nhà đầu tư nợ xấu. “Nút chặn” khiến các nhà đầu tư kém mặn mà là không thể chuyển giao được quyền sở hữu tài sản đảm bảo sau khi mua nợ xấu. Vì thế, Việt Nam có thể tạo cơ chế gián tiếp để thông qua đại lý xử lý tài sản bảo đảm trong nước, yêu cầu các nhà đầu tư phải làm việc với đại diện trong nước. Điều này sẽ tạo ra khung pháp lý hiệu quả, công bằng, sẽ mở ra một ngã rẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Cũng về vấn đề này, chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, giải pháp căn cơ nhất, hiệu quả nhất để xử lý nợ xấu lâu dài là phải phát triển thị trường mua bán nợ xấu. Đồng thời, phải có các quy định tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, ví dụ cho ngân hàng bán nợ xấu với giá trị chỉ 20-30% như ngân hàng nhiều nước đang làm, hoặc cho phép ngân hàng xoá nợ nếu họ có đủ khả năng. Hiện nay, nhiều ngân hàng đang bán nợ xấu như giá “nợ tốt” hoặc không dám bán nợ xấu với giá thị trường vì lo ngại trách nhiệm.

Từ trước đến nay, việc xây dựng một luật riêng cho xử lý nợ xấu được nhiều chuyên gia khuyến nghị, nhưng với các quy định về xây dựng pháp luật như hiện nay thì sẽ không khả thi về mặt thời gian, trong khi đây là vấn đề "gấp gáp" của nền kinh tế. Do vậy, các chuyên gia và ngân hàng kỳ vọng, việc đưa vào một chương về xử lý nợ xấu trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là hợp lý, nhưng cần tính toán một cách toàn diện, với những quy định có thể thực thi được. Đặc biệt, cần lưu ý quan hệ tương thích với các quy định khác của pháp luật, nhất là các quy định về phá sản.

Xây dựng giải pháp tổng thể để giải quyết nợ xấu

Cần một “ngã rẽ” để khơi thông thị trường mua bán nợ xấu
TS. Nguyễn Trí Hiếu.

Chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, vấn đề nợ xấu hiện nay cần giải pháp tổng thể, không chỉ từ thị trường vốn mà phải cộng hưởng từ sự ổn định của hoạt động xuất nhập khẩu cùng sự phát triển của các ngành kinh tế.

Từ những tháng cuối năm 2022 đến nay, nợ xấu tại các ngân hàng có xu hướng gia tăng. Theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Ngành ngân hàng tồn tại và phát triển dựa trên sức sống của người dân và doanh nghiệp. Ảnh hưởng từ kinh tế thế giới, đời sống của người dân và doanh nghiệp hiện gặp khó khăn. Trong quý 1/2023, số lượng doanh nghiệp phá sản tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp hiện tại đang rất khó khăn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp giảm mạnh, thậm chí là không có đơn đặt hàng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức hấp thụ vốn của nền kinh tế, khiến tín dụng giảm mà còn là nguyên nhân khiến ngân hàng khó thu hồi nợ, đẩy tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

Hơn nữa, hiện lãi suất tại nước ta đang duy trì ở mức cao. Lãi suất huy động cao kéo theo lãi suất cho vay cao, càng khiến các doanh nghiệp thiếu dòng vốn, dẫn đến ngưng hoạt động. Điều này sẽ dẫn đến “vòng xoáy” doanh nghiệp khó khăn, chậm trả nợ, hoãn nợ dẫn đến tăng lãi suất để huy động vốn mới trả nợ cũ, đẩy lãi suất lên cao.

Chính phủ đang trình Quốc hội dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) với chương riêng về xử lý nợ xấu. Xin ông cho biết, việc này liệu có mở ra cơ hội để gỡ vướng về nợ xấu?

Trong bối cảnh Nghị quyết 42 sắp hết thời hạn, thời điểm hiện tại cần có một nền tảng pháp lý cao hơn trong xử lý nợ xấu. Nghị quyết 42 đã chứng tỏ hiệu quả nhưng về tính pháp lý là chưa đủ, cần luật hoá và nên trở thành một bộ phận trong các quy định về hoạt động ngân hàng.

Một trong những vướng mắc lớn nhất của nợ xấu đến thời điểm này là vấn đề thi hành án. Hiện nay các chế tài để xử lý nợ xấu chưa đủ chặt chẽ và hiệu quả để các ngân hàng có thể xử lý dứt điểm các món nợ xấu. Một trong những vấn đề đáng chú ý là chuyển nhượng tài sản bảo đảm còn rất khó khăn. Vì thế, tôi đề xuất cần có một chương riêng về chuyển nhượng tài sản đảm bảo của khoản nợ. Các quy định phải được thiết kế hết sức thông thoáng để đảm bảo người thi hành có thể hiểu rõ.

Ở Mỹ và một số nước phát triển hiện nay còn có hình thức bảo hiểm về quyền sở hữu bất động sản. Với loại bảo hiểm này, khi một người muốn mua 1 căn và muốn dùng căn nhà đó thế chấp ngân hàng thì việc đầu tiên là làm việc với hãng bảo hiểm. Hãng bảo hiểm sẽ qua điều tra căn nhà để xem tính pháp lý và trao đổi với cả bên bán nhà, cũng như bên mua nhà. Sau khi các vấn đề được giải quyết hãng bảo hiểm sẵn sàng bảo hiểm quyền sở hữu trên tài sản đó và người mua có thể tới ngân hàng vay tiền. Ngân hàng dựa vào chứng từ của hãng bảo hiểm để cho vay. Với cơ chế như thế khi đi vay mua nhà rất an toàn cho cả người mua, người bán và ngân hàng.

Ngoài ra, như chúng ta đã biết, Nghị quyết 42 có chương về sàn giao dịch mua bán nợ. Sàn giao dịch này đã được thành lập nhưng chưa hiệu quả vì chưa phát triển thành sàn giao dịch nợ quốc gia. Do đó, nhiều lần tôi đã ý kiến về việc phải nâng tầm sàn giao dịch mua bán nợ, kể cả nợ xấu và nợ tốt. Sàn mua bán nợ này cần có cơ sở pháp lý thông thoáng, đơn giản để tất cả các thành phần kinh tế đều có thể tham gia vào.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của thị trường tài chính tại Việt Nam, thời gian tới, các cơ quan chức năng có thể nghiên cứu cơ chế “chứng khoán hóa” các khoản nợ. Tại Mỹ, các khoản nợ có giá trị từ vài trăm nghìn USD đến vài triệu USD có thể được “đóng gói” thông qua một công ty trung gian, môi giới để đóng thành những gói hàng tỷ USD để bán. Khi giao dịch, người bán chịu trách nhiệm chuyển nhượng tài sản bảo đảm, phát hành chứng khoán khi món nợ là bất động sản. Bên trung gian, sau khi đóng gói có thể bán cho các nhà đầu tư gồm các quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm..., tiền sẽ được các ngân hàng thu về. Điều này sẽ tạo vòng quay nhanh hơn cho dòng tiền.

Cùng với những vấn đề trên, giải pháp tổng thể từ nền kinh tế sẽ cần như thế nào, thưa ông?

Nợ xấu lâu nay là vấn đề lớn là cả nền kinh tế phải đối mặt, nên để giải quyết phải có những giải pháp mang tính tổng thể, không chỉ từ việc phát triển thị trường tài chính, thị trường tài sản như chứng khoán, bất động sản, trái phiếu, mà cần sự ổn định từ nền kinh tế vĩ mô, ổn định hoạt động xuất nhập khẩu… giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, tăng khả năng trả nợ đúng hạn.

Hiện tại, việc giảm lãi suất cũng chỉ có thể coi là giải pháp mang tính giai đoạn. Dài hạn và bền vững phải từ việc làm sao để phục hồi nền kinh tế, khắc phục sự đứt gãy chuỗi cung ứng, ổn định lạm phát, giảm dần các rủi ro nền kinh tế thì lãi suất sẽ duy trì ở mức thấp, giúp giảm nguy cơ gia tăng nợ xấu.

Xin cảm ơn ông!

Bình Nam (ghi)

Hương Dịu

Tin liên quan

Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su

Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su

(HQ Online) - Cao su là một trong những ngành hàng xuất khẩu mang lại giá trị cao cho Việt Nam. 10 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 1,54 triệu tấn, trị giá trên 2,52 tỷ USD, giảm 4,9% về lượng, nhưng tăng 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới

Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới

(HQ Online) - Dự báo về một phiên bản "Nước Mỹ trên hết" sẽ mạnh tay hơn khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Theo PGS.TS. Phạm Thị Thu Trà, Chủ nhiệm nhóm bộ môn Kinh tế và Tài chính, Đại học RMIT Việt Nam, Việt Nam cần nâng tầm vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu để nắm bắt cơ hội nếu không muốn trở thành một "xưởng lắp ráp" mới của thế giới.
Năm 2024 xuất khẩu cá tra của Việt Nam có thể đạt 2 tỷ USD

Năm 2024 xuất khẩu cá tra của Việt Nam có thể đạt 2 tỷ USD

(HQ Online) - Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025, bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm nay có thể đạt kim ngạch 2 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024

(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (1-15/11/2024) đạt 33,44 tỷ USD.
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới

“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới

(HQ Online) - Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, đây là “thời khắc vàng” để liên kết các nguồn lực hiệu quả cho phát triển bền vững, để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới, phát triển cộng đồng doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng quốc tế.
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

(HQ Online) - Các nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may… có đóng góp nhiều nhất vào tăng trường kim ngạch xuất khẩu.
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ

Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ

(HQ Online) - Nhờ kết quả tăng trưởng tích cực của quý 3/2024, cũng như những điểm sáng trong 10 tháng năm 2024, nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2024 ước đạt từ 6,8 - 7%, cao hơn nhiều so với các dự báo trước đó.
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

(HQ Online) - Nhiều luật và bộ luật mới ban hành đã có các giải pháp mang tính đột phá, gỡ bỏ nhiều vướng mắc về cơ chế, thuế và lãi suất để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp.
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, Trung Quốc tiếp tục là thì trường mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất.
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Malaysia đạt gần 12 tỷ USD, theo thống kê của Tổng cục Hải quan. Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Đông Nam Á.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 8,35 tỷ USD, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều

(HQ Online) - Thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam chiều 20/11/2024, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với chủ trương đầu tư dự án và đề nghị cần tập trung sử dụng nguyên vật liệu ở trong nước, huy động các doanh nghiệp trong nước có năng lực chuyên môn để tham gia vào dự án này.
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

(HQ Online) - Đến giữa tháng 11/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 681,48 tỷ USD, bằng cả năm 2023.
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

(HQ Online) - Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày tăng mạnh, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu.
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá

“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá

(HQ Online) - Hơn 1.200 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại Bình Dương đang được hưởng nhiều điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tích cực từ phía cơ quan quản lý để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm.
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(HQ Online) - Tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt xấp xỉ 70 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng 3,4 tỷ USD so với tháng trước, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử của nghề môi giới bất động sản có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thị trường BĐS đang khó khăn, thiếu minh bạch.
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung đối với quản lý hàng hóa loại hình hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất sẽ có nhiều điểm mới
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng

Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng

Một trong những vấn đề được chú ý tại dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) là các quy định liên quan đến ưu đãi thuế.
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Đại diện Sở Tư pháp và Công an TP HCM đã phổ biến, giải đáp nhiều thắc mắc của kiều bào.
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

“Hiểu hàng Thật - Tránh hàng giả” là chủ đề xuyên suốt của sự kiện nhằm hưởng ứng có hiệu quả Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Những gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những bước tiến vượt bậc, ảnh hưởng mạnh mẽ ...
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) hiện hành được đánh giá là chưa đáp ứng đầy đủ ...
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Hai bên nhất trí về sự cần thiết tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, ...
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã ...
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG

Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG

Việc triển khai các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) không chỉ là yêu cầu đạo ...
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại ...
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung đối với quản lý hàng hóa loại hình hàng gia công, sản xuất ...
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM

Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM

Ngày 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM - Hội Di sản Văn hóa TPHCM đã trao Bằng xếp ...
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp

Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp

Cục Hải quan Quảng Bình sớm hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước 2024, đạt số ...
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan

Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan

Trên 300 doanh nghiệp phía Nam có kim ngạch XNK lớn đã tham dự Hội thảo góp ý cho dự ...
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Tổng cục Hải quan chỉ đạo các hoạt động cải cách, hiện đại ...
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước

Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước

Lào Cai nằm ở vị trí trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - ...
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

“Hiểu hàng Thật - Tránh hàng giả” là chủ đề xuyên suốt của sự kiện nhằm hưởng ứng có hiệu ...
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về

Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về

Với hành vi vận chuyển 70kg ma tuý, chuyến “xuất ngoại” của 5 vị khách người Lào đã không hẹn ...
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát ...
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam

35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa kiểm tra lưu thông, phát hiện phương tiện vận tải đang vận ...
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê

Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê

Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện và bắt giữ đối tượng Hoàng Văn Thịnh có hành vi vận ...
Hợp lực triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma tuý lớn

Hợp lực triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma tuý lớn

Bốn lực lượng Bộ đội Biên phòng, Bộ Công an, Cảnh sát biển và Hải quan đã tổ chức giao ...
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử của nghề môi giới bất động sản có ý nghĩa đặc ...
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Đại diện Sở Tư pháp và Công an TP HCM đã phổ biến, giải đáp nhiều thắc mắc của kiều ...
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động

QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động

Quan trắc Môi trường lao động là hoạt động kiểm tra, đánh giá các yếu tố trong môi trường làm ...
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử

Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử

Sự phát triển lớn mạnh của các hệ thống thương mại điện tử, logistics, hàng nước ngoài tràn vào khiến ...
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam sẽ còn ...
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng

Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng

Tháng 10 vừa qua, cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) đã lập kỷ lục với sản lượng ...
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng

Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng

Một trong những vấn đề được chú ý tại dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) là ...
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu Quốc hội đều cơ bản tán thành với những sửa đổi, bổ ...
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế

Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế

Thủ tục tham vấn hay vấn đề hoàn thuế khi có điều khoản giảm giá… là những vấn đề được ...
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang ...
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?

Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?

Hiện nay, sản phẩm thực phẩm chế biến Việt Nam, trong đó các sản phẩm thủy sản đã được xuất ...
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế

Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế

Trường hợp quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung ...
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"

"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"

Với thiết kế hiện đại, chi phí sử dụng rẻ, không gian cốp xe rộng rãi và có thể di ...
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10

Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10

Đáng chú ý, về thị trường, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống mà Việt Nam nhập khẩu ...
Chỉ nửa đầu tháng 11, nhập khẩu hơn 10.000 ô tô

Chỉ nửa đầu tháng 11, nhập khẩu hơn 10.000 ô tô

Tính chung từ đầu năm đến 15/11, cả nước nhập khẩu 153.011 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ...
Hình ảnh đầu tiên của những chiếc Omoda C5 tại cảng Hải Phòng

Hình ảnh đầu tiên của những chiếc Omoda C5 tại cảng Hải Phòng

Lô xe đầu tiên nhập khẩu từ Indonesia của thương hiệu nổi tiếng Trung Quốc, Omoda C5 đã cập cảng ...
GAC MOTOR Việt Nam ưu đãi lớn trong tháng 11

GAC MOTOR Việt Nam ưu đãi lớn trong tháng 11

Ngày 19/11/2024, GAC MOTOR Việt Nam cùng hệ thống đại lý triển khai chương trình “Đón xế yêu – nhận ...
Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện

Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện

Trung Quốc và EU hiện đang tìm kiếm một thỏa thuận về cơ chế cam kết giá - một hệ ...
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil

Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil

Từ ngày 12 đến ngày 14/11/2024 tại Rio de Janeiro, Brazil, Tổ chức Hải quan thế giới đã khai mạc ...
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại

Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại

Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Iraq Al Sudani thảo luận về hợp tác song phương trong các lĩnh ...
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc

Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc

Cư dân của những thành phố nhỏ của Trung Quốc đang nổi lên với vai trò là nhóm người tiêu ...
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược

Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược

Brazil thông báo nước này và Trung Quốc đã ký 37 thỏa thuận trong các lĩnh vực nông nghiệp, hợp ...
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới

Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới

Học thuyết sửa đổi mở rộng phạm vi các nước và liên minh quân sự chịu răn đe hạt nhân ...
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT

BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT

Các cuộc thảo luận gần đây của Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS về một hệ thống thanh ...
Phiên bản di động