Cần linh hoạt và uyển chuyển trong điều hành giá xăng dầu
Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương. |
Thưa ông, hiện nay, câu chuyện xăng dầu liên quan đến vấn đề nguồn cung cũng như giá cả vẫn đang khá nóng khi tình trạng khan hiếm xăng dầu vẫn còn tại một số địa phương. Ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
Theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính thực hiện điều hành giá, giám sát việc điều hành giá xăng. Thời gian qua, giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao đã đòi hỏi Nhà nước phải làm sao để kìm được giá xăng dầu. Vừa qua, chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp để giảm giá xăng dầu như: sử dụng Quỹ bình ổn giá; giảm thuế bảo vệ môi trường xuống mức sàn; giảm thuế nhập khẩu... Mới đây, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng với mặt hàng này. Các biện pháp đó đã giúp hạn chế giá xăng dầu trong nước tăng cao, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát. Điều này có tác động tích cực đến người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Tuy nhiên, có một thực tế, hiện giá xăng dầu thế giới vẫn có diễn biến tăng và ở mức cao. Giá xăng dầu Việt Nam lại phụ thuộc theo giá xăng dầu thế giới do chúng ta phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm và dầu thô để sản xuất trong nước. Trong bối cảnh đó, Nhà nước vẫn phải điều hành giá xăng dầu để không ảnh hưởng lớn đến người dân, doanh nghiệp và lạm phát. Như vậy, trong khi giá đầu vào tăng do giá xăng dầu thế giới cao, giá đầu ra bán cho người dân, doanh nghiệp lại phải kìm ở mức thấp, buộc các doanh nghiệp đầu mối phải hạ chiết khấu khiến cửa hàng bán lẻ lỗ. Đặc biệt, từ tháng 9 đến nay, nhiều cửa hàng xăng dầu đóng cửa, lúc đầu là khu vực phía Nam, sau đó lan sang một số địa phương phía Bắc do mức chiết khấu doanh nghiệp đầu mối áp cho các cửa hàng bán lẻ thấp, thậm chí nhiều nơi có mức chiết khấu 0 đồng.
Thực tế này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân cũng như hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải. Để giải quyết tình trạng này, theo ông, cơ quan chức năng cần phải làm những gì?
Nếu theo cơ chế thị trường, giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng thì giá xăng dầu ở Việt Nam cũng phải tăng. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam, Nhà nước vẫn quản lý, điều hành thị trường xăng dầu với mục đích ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát. Điều đó khiến giá xăng dầu chưa vận hành theo cơ chế thị trường, tạo ra mâu thuẫn nội tại của hệ thống phân phối xăng dầu.
Để giải quyết gốc rễ vấn đề thì cần điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường. Nhưng đây cũng là bài toán không đơn giản vì giá xăng dầu sẽ thay đổi liên tục, tăng theo thị trường trong khi sự can thiệp của Nhà nước giảm đi. Mặt tốt của điều này là khi giá xăng dầu vận hành theo thị trường thì sẽ giải quyết các vấn đề như hiện nay, đồng thời các bộ, ngành không phải chạy theo để xử lý tình thế. Nhưng ở chiều ngược lại, điều đó sẽ khiến giá xăng dầu tăng cao, ảnh hưởng đến lạm phát và cả nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp sẽ phản ứng.
Trước mắt, khi chưa chuyển sang được cơ chế thị trường thì chúng ta vẫn điều hành giá xăng dầu, nhưng cần điều hành uyển chuyển và linh hoạt hơn. Trong đó, tăng chi phí định mức ở mức hợp lý hơn và giảm chu kỳ điều hành sát thực tế hơn. Cá nhân tôi cho rằng có thể giảm chu kỳ điều hành xuống 5 ngày. Hơn nữa, đi kèm với tăng chi phí định mức thì cũng phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu được cái khó phải cân đối trong công tác điều hành.
Đặc biệt, phải đảm bảo nguồn cung xăng dầu đầy đủ. Trên thực tế, thời gian qua đã có thời điểm chúng ta thiếu nguồn cung xăng dầu. Đồng thời, cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ Công Thương cần đẩy mạnh kiểm tra, giám sát để phát hiện và xử lý những doanh nghiệp trục lợi, ghim hàng dẫn đến dứt đoạn nguồn cung.
Một trong những đề xuất mới đây tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi) là bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Việc này được kỳ vọng sẽ giúp giá xăng dầu vận hành theo thị trường, chấm dứt tình cảnh tăng nhanh nhưng giảm chậm. Quan điểm của ông về đề xuất này như thế nào?
Mới đây, tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định về lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá vì không còn phù hợp với thực tiễn công tác quản lý, điều tiết giá hiện nay, trong đó có Quỹ Bình ổn xăng dầu.
Bản chất Quỹ Bình ổn hoạt động theo cơ chế thu lúc giá xuống và sử dụng lúc giá cao để giảm bớt biến động của giá xăng dầu theo thị trường thế giới. Theo quan điểm của tôi, về lâu dài nên bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì chúng ta không nên tiếp tục lấy tiền từ người tiêu dùng sau đó lại chi ra để bình ổn giá xăng dầu cho người tiêu dùng. Điều này chỉ có tác động khi giá cả biến động ít trong thời gian ngắn, còn biến động lâu dài sẽ ít còn tác động. Cần chuyển sang cơ chế thị trường để xăng dầu cơ bản vận hành theo thị trường như những mặt hàng khác. Tất nhiên vẫn có sự điều tiết của Nhà nước nhưng không can thiệp quá sâu như hiện nay. Còn trước mắt vẫn phải kết hợp hài hoà những biện pháp khác như sử dụng Quỹ Bình ổn giá, giảm thuế... để vừa giảm giá xăng vừa ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, như tôi đã nói, phương pháp nào cũng có tính hai mặt. Điều quan trọng là chúng ta cần phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của từng giải pháp. Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng thì không có cách nào có thể giảm quá mạnh được, giá xăng dầu chúng ta hiện nay đã thấp hơn nhiều so với thế giới rồi, người dân cũng phải chấp nhận quy luật này.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics