Cần giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để tạo sức bật cho cả nền kinh tế
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng |
Dịch Covid-19 đã tác động lớn đến kinh tế Việt Nam. Theo Bộ trưởng, Việt Nam cần phải làm gì để lấy lại đà tăng trưởng, phục hồi kinh tế trong 4 tháng cuối năm?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Có thể nói, ngay từ đầu năm Việt Nam đã phải đương đầu với thử thách khắc nghiệt của đại dịch Covid-19. Khó khăn càng chồng thêm khó khăn khi vào cuối tháng 7 dịch bệnh diễn biến phức tạp trở lại. Nhưng với sự chỉ đạo điều hành chủ động, quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong tháng 8 vừa qua, chúng ta đã ứng phó nhanh chóng, kịp thời và phù hợp trước những diễn biến mới của dịch Covid-19. Việc cách ly, khoanh vùng các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm được tiến hành hiệu quả, phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế chung của cả nước. Chúng ta đã duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát. CPI bình quân 8 tháng năm 2020 tăng 3,96% so với cùng kỳ, bước đầu đáp ứng mục tiêu Quốc hội giao. Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư trong khi dự trữ ngoại hối đạt mức cao kỷ lục. Đây là cơ sở, điều kiện khá tích cực để chúng ta phục hồi kinh tế 4 tháng cuối năm và lấy lại đà tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2021.
Theo đó, tôi cho rằng, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện nhất quán quan điểm của Chính phủ về thực hiện “mục tiêu kép”, kiên quyết phòng chống đại dịch Covid-19, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Đồng thời, cần tranh thủ cơ hội, khởi động lại nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, tận dụng cơ hội của thị trường thế giới do dịch Covid-19 tạo ra. Chúng ta cần có cơ chế, giải pháp chính sách mạnh mẽ, quyết liệt để tạo sức bật cho cả nền kinh tế, kích thích cả ba động lực tăng trưởng chủ yếu gồm: đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng để phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Thực hiện đồng bộ, nhất quán các giải pháp đó, tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 có thể đạt từ 2-3% như nhận định của các tổ chức quốc tế.
Để phục hồi sau đại dịch Covid-19, Bộ KH&ĐT đã kiến nghị những giải pháp gì, đặc biệt là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Năm 2020 sắp kết thúc, nhưng khối lượng công việc vẫn còn lớn; khả năng hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội là rất khó khăn, cần nỗ lực tối đa để đạt kết quả cao nhất. Theo đó, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay là cần tập trung mọi nguồn lực để kiểm soát tốt dịch Covid-19, không để dịch lây lan rộng. Đồng thời, tiếp tục có biện pháp kích thích, thúc đẩy tiêu dùng, xuất khẩu; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ. Tiếp tục thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương xây dựng kịch bản tăng trưởng và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về tài khóa, tiền tệ và các công cụ chính sách khác nhằm phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội cho các tháng cuối năm 2020 và năm 2021. Trong đó, cần sử dụng chính sách tài khóa là chủ yếu, thể hiện vai trò chủ đạo, dẫn dắt của nhà nước khi nền kinh tế gặp khó khăn. Đặc biệt, các chính sách, giải pháp cần hướng tới các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thanh khoản và dòng tiền, tránh để xảy ra các tác động dây chuyền đến nền kinh tế. Chúng ta cũng cần hướng tới hỗ trợ cả các doanh nghiệp đã và đang tận dụng được cơ hội từ dịch Covid-19 để các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo nên động lực mới cho tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh “trong nguy cơ cơ”, dịch Covid-19 cũng chính là cơ hội để Việt Nam cải cách mạnh mẽ và trỗi dậy, Bộ trưởng nhìn nhận như thế nào về ý kiến này?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Với những lợi thế cạnh tranh sẵn có, cùng những cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư và vị thế trên trường quốc tế ngày càng tăng, đồng thời với những biện pháp phòng chống Covid-19 tích cực và hiệu quả, Việt Nam đang được cộng đồng thế giới đánh giá cao, trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Mới đây, ông Nirukt Sapru, Tổng giám đốc ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á chia sẻ, với những yếu tố nền tảng mạnh mẽ, Việt Nam tiếp tục mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã quan tâm thiết lập hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhằm tận dụng khoảng cách địa lý gần và khả năng kết nối với ASEAN để thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Vậy cần phải tận dụng cơ hội đầu tư này như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Để chuẩn bị đón dòng vốn đầu tư dịch chuyển theo nguyên tắc cùng thắng (win-win), Việt Nam đã và đang đẩy nhanh việc chuẩn bị các điều kiện: rà soát quỹ đất, mặt bằng và hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đẩy nhanh quá trình đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật vào Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư và làm việc, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, xây dựng các gói ưu đãi đặc biệt áp dụng cho các dự án quy mô lớn, có chất lượng. Cùng với đó, Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài cũng đã được thành lập...
Tôi cho rằng, trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, việc nắm bắt các cơ hội phát triển có vai trò rất quan trọng. Do vậy, ngay lúc này, trong cuộc ganh đua mới, đây chính là cơ hội để đẩy nhanh phục hồi, phát triển kinh tế, đón dòng dịch chuyển đầu tư quốc tế, chủ động tham gia vào các cuộc chơi mới và giành lấy lợi thế. Đây là lúc phải làm việc cật lực, tận dụng các cơ hội trong thời gian nhiều nước đang “nghỉ ngơi” để chúng ta tiến lên rút ngắn khoảng cách và bứt phá. Tôi cho rằng, lúc này người Việt Nam phải kiên trì, kiên định, táo bạo và đột phá để đẩy nhanh cải cách, cơ cấu lại nền kinh tế, ra sức đầu tư phát triển hạ tầng, chuyển đổi số, tạo nền tảng cho cuộc Cách mạng 4.0
Phải hoàn thành bằng được và càng sớm càng tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Made in Vietnam” phải trở thành “Made by Vietnam”, phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, lưỡng dụng do người Việt làm chủ, xây dựng thành công nền công nghiệp hỗ trợ để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tư duy về đầu tư cần thay đổi theo hướng tập trung nguồn lực xứng đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm, những khu vực động lực, những địa chỉ tạo ra giá trị gia tăng lớn. Trong quá trình phát triển, người dân vừa là chủ thể vừa là mục tiêu, mọi chính sách đều phải hướng tới hạnh phúc của các tầng lớp nhân dân. Con người Việt Nam là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics