Cần đưa các nguyên tắc cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành khi sửa các luật
![]() |
CBCC Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: Q.Hùng.
Bộ Tài chính nêu nhiều vấn đề bất cập trong lĩnh vực quản lý hàng hóa XNK. Chẳng hạn như việc ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật thì bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền hành văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
Tuy nhiên, các bộ, cơ quan ngang bộ chưa xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về tiêu chuẩn có liên quan để đảm bảo cơ sở triển khai khi thực hiện. Cụ thể, chưa ban hành đủ quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với mặt hàng thuộc nhóm có khả năng gây mất an toàn, nhiều nhóm hàng chưa có quy chuẩn kỹ thuật theo quy định; chưa đảm bảo thống nhất nguyên tắc quản lý sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Về việc quản lý danh mục hàng hóa thuộc diện KTCN, theo quy định tại Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo lĩnh vực được phân công, theo đó các bộ ban hành danh mục sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng trong danh mục ban hành không có mã số HS dẫn đến khó khăn trong việc xác định chính xác hàng hóa; tên gọi danh mục sản phẩm hàng hóa khác nhau như: Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng KTCN; Danh mục hàng hóa XNK theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành; Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn… Do đó, một sản phẩm hàng hóa có thể thuộc nhiều danh mục khác nhau và chịu nhiều phương thức quản lý bởi nhiều cơ quan, tổ chức dẫn đến chồng chéo về quản lý.
Về phương pháp KTCN, Bộ Tài chính cho rằng về việc miễn kiểm tra, theo quy định tại Khoản 4 Điều 27 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì các bộ quản lý ngành, lĩnh vực phải quy định cụ thể việc miễn, giảm kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực. Tuy nhiên, nhiều bộ ngành chưa quy định cụ thể việc miễn kiểm tra với các đối tượng này, mới chỉ quy định phương pháp kiểm tra giảm nên phạm vi KTCN trước thông quan còn rộng.
Về cơ quan thực hiện KTCN cũng còn vướng mắc. Thực hiện quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì cơ quan thực hiện KTCN là cơ quan nhà nước. Tuy nhiên hiện nay cơ quan nhà nước ủy quyền cho tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện việc kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra cho người NK. Theo đó, việc ủy quyền sẽ phát sinh một số bất cập như không có cơ sở pháp lý cho việc ủy quyền; không rõ cơ chế giải quyết trong trường hợp người NK không đồng ý với kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức được bộ, ngành chỉ định…
Chính vì những bất cập còn tồn tại, Bộ Tài chính kiến nghị khi sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa cần theo nguyên tắc: Chỉ kiểm tra trước thông quan đối với hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cao, gây lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, an ninh quốc gia.
Đồng thời, thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro, phân loại DN dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của DN, phân nhóm mặt hàng có độ rủi ro cao/thấp… để áp dụng mức độ kiểm tra, phương pháp kiểm tra phù hợp.
Văn bản pháp luật cần quy định rõ việc áp dụng thông lệ quốc tế trong KTCN với các nội dung như: Công nhận lẫn nhau; chủ động thừa nhận chứng nhận chất lượng của nước ngoài đối với hàng hóa NK từ các nước phát triển, thương hiệu nổi tiếng.
Đăc biệt giải pháp xã hội hóa hoạt động KTCN cần được áp dụng mạnh theo hướng: Cơ quan nhà nước chỉ thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát; việc kiểm tra, kiểm định, giám định chuyển cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật thực hiện; kết quả kiểm tra của tổ chức đánh giá sự phù hợp là kết quả KTCN, được sử dụng để làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành mới đây, khá nhiều văn bản về quản lý, KTCN cần được sửa đổi, bổ sung. Chẳng hạn, vướng mắc, bất cập đối với lĩnh vực quản lý phân bón đang thực hiện theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ: Điều 30 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP quy định: Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, thực tế, Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện kiểm tra và ra thông báo kết quả kiểm tra. Việc này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng không đúng với quy định tại Nghị định. Tại khoản 6, 7 Điều 3 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu phân bón ở dạng hàng xá, hàng rời nếu thực hiện việc đóng gói hàng hóa vào bao gói tại cảng sau khi dỡ hàng từ phương tiện vận chuyển xuống để vận chuyển về kho của doanh nghiệp thì được coi là hoạt động sản xuất phân bón và phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Tuy nhiên, do điều kiện kho, bãi tại cảng không thể đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này nên các doanh nghiệp thực hiện việc đóng gói phân bón tại cảng không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Cục Bảo vệ thực vật đã có công văn số 2721/BVTV-QLPB ngày 15/11/2017 gửi Tổng cục Hải quan cho phép các doanh nghiệp được thực hiện việc đóng gói phân bón tại khu vực kho, bãi, cảng, không phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP thì việc kiểm tra nhà nước về chất lượng được áp dụng đối với từng lô phân bón nhập khẩu. Theo đó, các lô phân bón nhập khẩu đều phải kiểm tra. Chính vì vậy, Quyết định số 1254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2017/NĐ-CP theo hướng: Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là các tổ chức do Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền/chỉ định. Cho phép doanh nghiệp được thực hiện đóng gói phân bón tại cảng mà không cần Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu, không kiểm tra đối với từng lô hàng nhập khẩu. |
Tin liên quan

Ngành Hải quan đào tạo về chuyển đổi số
14:08 | 23/05/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng thu ngân sách trên đà tăng
11:23 | 23/05/2025 Hải quan

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi làm việc với Hải quan khu vực III
11:12 | 23/05/2025 Hải quan

Chi cục Hải quan khu vực XVIII chủ động hỗ trợ doanh nghiệp
16:36 | 22/05/2025 Hải quan

Đại sứ Chi Lê thăm, làm việc tại Hải quan khu vực III
15:35 | 22/05/2025 Hải quan

Hải quan Thường Phước: Tạo thuận lợi thương mại, hàng hóa XNK tăng gấp đôi
15:25 | 22/05/2025 Hải quan

Hải quan Cẩm Phả quyết liệt thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2025
11:40 | 22/05/2025 Hải quan

Dừng triển khai Cuộc thi viết bài “Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam”
10:01 | 22/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III thu ngân sách hơn 29.000 tỷ đồng, đạt gần 50% chỉ tiêu cả năm
17:40 | 21/05/2025 Hải quan

Hải quan Móng Cái: Thúc đẩy chuyển đổi số, đồng hành cùng doanh nghiệp
11:35 | 21/05/2025 Hải quan

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu công nghiệp Đà Nẵng khởi sắc
11:32 | 21/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III và Cảng container quốc tế Hateco ký kết quy chế phối hợp
11:13 | 21/05/2025 Hải quan

Thanh niên Hải quan Khu vực II tặng quà gia đình chính sách
20:14 | 20/05/2025 Hải quan
Tin mới

Hải quan khu vực III triển khai tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh

Khởi tố vụ án trốn thuế trong kinh doanh thương mại điện tử tại TP Vũng Tàu

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hưng Yên tăng vọt

Lĩnh vực "nóng" y tế triển khai cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics