Cần đột phá trong tách bạch chức năng của chủ sở hữu vốn và quyền của doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước chưa có đầy đủ quyền tự chủ để hoạt động theo cơ chế thị trường | |
Tiếp nhận 158 đơn đề nghị bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ | |
Rất ít doanh nghiệp hiểu đúng về sở hữu trí tuệ |
Ông Đặng Quyết Tiến. |
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, Luật hiện hành đang lẫn lộn định nghĩa về vốn của nhà nước tại doanh nghiệp. Ông có thể nói nói rõ hơn về bất cập này?
- Theo khái niệm về vốn nhà nước hiện nay, về nguyên tắc, vốn nhà nước là vốn từ ngân sách nhà nước, nhưng vốn ngân sách nhà nước là vốn chủ sở hữu nhà nước nắm giữ 100%, nhưng khi chúng ta đã đầu tư vào DN rồi thì coi như vốn nhà nước nằm ở DN. Hiện nay, chúng ta cần phải làm rõ, vốn nằm ở DN là do DN làm chủ sở hữu quản lý, sử dụng, định đoạt hay là Nhà nước vẫn là chủ sở hữu thì mới minh bạch được vấn đề quản lý, quản trị của DN hiện nay.
Nếu coi vốn của Nhà nước ở DN do Nhà nước làm chủ sở hữu thì Nhà nước định đoạt, quyết định, như vậy, DN sẽ không được quyền sử dụng, định đoạt. Đấy là một vấn đề trong quá trình rà soát Luật số 69 chúng tôi phát hiện được và có rất nhiều ý kiến cho rằng cần làm rõ điều này.
Tôi lấy một ví dụ, nếu so sánh với DN tư nhân, khi một cá nhân góp vốn vào DN để kinh doanh bằng một mảnh đất do người ấy có quyền sở hữu thì khi đó anh ta phải chuyển quyền sở hữu mảnh đất đó cho DN, và lúc đó, anh sẽ không đứng tên mảnh đất nữa mà là DN đứng tên. Khi DN đứng tên mảnh đất ấy thì DN được quyền định đoạt mảnh đất đó và người góp vốn chỉ quan tâm là đồng vốn mình đầu tư vào DN được bảo toàn và phát triển như thế nào, thu cổ tức ra sao và khi tôi thoái vốn thì giá trị gia tăng bao nhiêu. Làm được như vậy là sẽ phân tách được vấn đề sở hữu của cơ quan đại diện sở hữu nhà nước với quyền của DN và sở hữu của DN. Phải làm rõ như vậy thì mới có thể giúp cho DN yên tâm. Đây chính là nội dung đột phá.
Việc phân định rõ vấn đề sở hữu vốn nhà nước tại DN và quyền của DN sẽ đem lại kết quả gì thưa ông?
- Nếu không phân định được vấn đề này thì bất kỳ một DN nào khi làm họ rất “run” trước tài sản của nhà nước, việc phải xin ý kiến của các cơ quan đại diện vốn nhà nước đồng ý mới được làm dẫn tới họ sẽ không tự chủ và né tránh trách nhiệm. Ngược lại, cơ quan đại diện sở hữu lại can thiệp quá sâu vào DN. Việc đem tài sản nhà nước đầu tư vào dự án thì phải xin ý kiến chủ sở hữu, mà theo quy định, chủ sở hữu chỉ quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền của HĐTV, HĐQT theo điều lệ của doanh nghiệp. Điều này vô hình chung chúng ta lại can thiệp sâu vào hoạt động của DN, trong khi đó có cái lại không can thiệp và sợ trách nhiệm vì không đúng thẩm quyền can thiệp vào. Đây là một điểm chưa rõ ràng, làm cho vấn đề quản trị của DN và quản lý của cơ quan chủ sở hữu không được minh bạch, dẫn đến có sự lúng túng.
Chúng tôi cho rằng nếu không xử lý được vấn đề này thì DN sẽ không nâng cao được hiệu quả. Lúc DN thấy rủi ro thì sẽ đẩy trách nhiệm quyết định lên chủ sở hữu, nếu thấy không rủi ro thì DN tự quyết, nhưng lúc đó chủ sở hữu lại yêu cầu phải xin ý kiến chủ sở hữu. Do đó, mấu chốt hiện nay của Luật Quản lý vốn nhà nước là phải phân định rõ được vấn đề này.
Như vậy, Luật số 69 phải sửa theo hướng tách được chức năng quản lý của chủ sở hữu với quản trị điều hành của DN. Còn việc DN sử dụng vốn của Nhà nước đầu tư như thế nào, đảm bảo an toàn hiệu quả ra sao thì phải dùng biện pháp quản lý, giám sát thông qua các tiêu chí, hệ thống quản trị mà cơ quan sở hữu yêu cầu các DN phải làm. Nếu làm được như vậy, chi tiêu của DN sẽ phải công khai, minh bạch và việc thất thoát vốn sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Vậy cơ quan chủ sở hữu sẽ giám sát vốn nhà nước tại DN như thế nào để đảm bảo hiệu quả, thưa ông?
- Họ giám sát với vai trò là cổ đông lớn nhà nước cũng như các cổ đông tư nhân khác. Các cổ đông chỉ quan tâm đồng vốn đầu tư vào DN sau 1 năm tăng lên bao nhiêu, lợi ích thu được bao nhiêu, mọi hoạt động điều hành của DN do DN phải tự quyết định. Do đó, nó sẽ có vấn đề DN quyết định 10 dự án, trong đó 5 dự án hiệu quả, 5 dự án không hiệu quả thì tổng thể chung vẫn là hiệu quả, DN không phải e ngại, lo sợ nữa. Hiện nay, DN đang lo sẽ bị truy cứu trách nhiệm nếu không bảo toàn vốn.
Cũng phải nhấn mạnh, nếu không phân định rõ thì vốn nhà nước ở DNNN vẫn do chủ sở hữu nhà nước, lúc đó, quản lý vốn để thất thoát là thất thoát vốn Nhà nước thì lại rất nghiêm trọng, sẽ bị hình sự hóa vấn đề kinh tế. Còn nếu coi vốn Nhà nước đầu tư là vốn của DN mà Nhà nước chỉ là nhà đầu tư thì vốn DN do DN định đoạt, miễn làm sao Nhà nước đầu tư vào đấy 10 đồng thì sau 1 năm phải tăng 11-12 đồng như đầu tư khác trên thị trường.
Khi đã ở vai trò cổ đông thì chủ sở hữu không phải quan tâm vấn đề điều hành của DN, chỉ quan tâm giám sát điều hành, có minh bạch không, có đúng không, còn DN họ có toàn quyền quyết định số vốn đầu tư vào nhiều dự án, tổng thể chung vốn đầu tư phải thu hồi đủ, trong đó có dự án hiệu quả, có dự án không hiệu quả. Như vậy, nó sẽ tạo tính tự chủ cho hoạt động của DN.
Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý, đó là hệ thống quản trị phải minh bạch. Hiện nay, các DNNN do ỷ lại cơ chế chưa rõ ràng, cho nên họ không làm vấn đề quản trị một cách rốt ráo. Còn trường hợp quy định rõ trách nhiệm của chủ sở hữu là nhà đầu tư, chỉ thực hiện vai trò cổ đông thì việc can thiệp vào DN có muốn cũng không làm được.
Tất nhiên, để làm được phải có thời gian để rà soát kỹ, đảm bảo tính đồng bộ, nếu ta phân định rõ quá mà không có hệ thống giám sát kiểm tra, quản lý, không công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình thì lại tạo ra lỗ hổng.
Với các DN bình thường, nếu một cổ đông sở hữu một tỷ lệ vốn vượt quá khoảng 30 % thì họ vẫn có quyền tham gia vào quản trị điều hành DN. Liệu chúng ta có đưa ra quy định vốn Nhà nước chiếm tỷ lệ bao nhiêu % thì được tham gia điều hành DN không?
- Vấn đề điều hành hay không phải tiếp cận dưới góc độ DN. Việc đưa người vào điều hành phải tôn trọng quản trị của DN. Ví dụ, đại hội cổ đông sẽ bầu người có số phiếu cao vào HĐQT hoặc Hội đồng thành viên. Nhưng cử người ở đây phải là những người điều hành chuyên nghiệp, không phải chỉ là người đại diện vốn thông thường. Do đó, những người đại diện vốn được bầu vào điều hành DN là những người chuyên nghiệp, am hiểu ngành nghề, tránh việc đưa bất kỳ ai xuống làm chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc cũng được, miễn là người đại diện vốn. Bởi nếu không hiểu gì về hoạt động DN thì có thể không đảm bảo hiệu quả. Hay nói cách khác, đây là tiền đề để thúc đẩy việc biến nghề điều hành DN thành một nghề cần được lựa chọn người tài vào làm. Đấy là một đột phá về nguồn nhân lực, là động lực để thay đổi nguồn nhân lực, để hình thành những người làm việc một cách chuyên nghiệp và thực sự chịu trách nhiệm với kết quả của mình nếu áp dụng cơ chế hợp đồng. Nếu làm đúng, đủ, thì được trả lương cao, ngược lại sẽ bị phạt. Khi xảy ra tất cả những thất thoát kinh doanh thua lỗ xử lý theo hợp đồng. Còn hiện nay là không ai dám thuê, người giỏi không dám làm do chưa làm rõ chức năng của chủ sở hữu vốn, và nếu kinh doanh thua lỗ là vi phạm pháp luật.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics