Cân đối cung-cầu thịt lợn, không gây ảnh hưởng chỉ số CPI
Thực hiện ngay biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu thịt lợn, bình ổn giá | |
Phó Thủ tướng chỉ đạo thực hiện ngay các biện pháp bình ổn giá thịt lợn |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến |
Thời gian qua, do sự chênh lệch về giá cả lợn và sản phẩm từ lợn giữa Việt Nam và các nước láng giềng, dẫn đến hiện tượng buôn bán, vận chuyện trái phép lợn qua biên giới giữa Việt Nam và các nước có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là việc vận chuyển lợn từ Việt Nam qua biên giới phía Bắc. Thứ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn về tình trạng này?
Bộ NN&PTNT đã sớm đẩy mạnh rà soát, kiểm tra tình hình buôn bán thịt lợn ở các tỉnh biên giới, vừa nhằm đảm bảo tình hình an toàn thực phẩm, vừa đảm bảo nguồn cung thị trường trong nước ổn định.
Thời gian qua, giá lợn hơi và giá thịt lợn ở các thị trường xung quanh có sự biến động lớn. Bộ NN&PTNT đã cử các đoàn công tác phối hợp với các tỉnh có đường biên giới tiến hành kiểm tra, rà soát tình hình buôn bán thịt lợn. Hiện tại, các cửa khẩu biên giới đều đã được siết chặt, không còn tình trạng buôn bán lợn như trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn chuyện các thương lái mổ lợn, sau đó chặt mảnh chở sang Trung Quốc tiêu thụ.
Thực tế là giá lợn hơi mấy ngày nay đã giảm về mức không quá cao, cũng không quá thấp, hài hòa đối với người tiêu dùng và đảm bảo người chăn nuôi có lãi. Cụ thể, giá lợn hơi hiện dao động từ 65.000 – 70.000 đồng/kg, trong khi giá thành chăn nuôi lợn hơn 60.000 đồng/kg.
Xin Thứ trưởng cho biết, trong bối chi phí đầu vào đang ở mức cao, Bộ NN&PTNT chỉ đạo công tác tái đàn cho dịp cuối năm như thế nào, nhất là việc vào đàn của các doanh nghiệp lớn?
Hiện có 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn chi phối tỷ trọng ngành chăn nuôi lợn. Việt Nam cũng đã nghiên cứu thành công vắc xin dịch tả lợn châu Phi. Đây chính là công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy công tác tái đàn thuận lợi. Bên cạnh đó, việc phòng chống các bệnh dịch lở mồm long móng, tai xanh được khống chế tương đối tốt.
Quan trọng là giá đầu ra của thịt lợn ở mức thuận lợi như hiện nay sẽ giúp đảm bảo đà tăng trưởng nói chung của chăn nuôi lợn trong nước. Năm 2021, Việt Nam giết mổ khoảng 51 triệu con lợn, năm nay phấn đấu đạt hơn 51 triệu con lợn thương phẩm; bên cạnh đó phấn đấu giữ đà tăng trưởng các loại thịt bò, thịt trâu, thịt gia cầm, các loại thủy hải sản để phục vụ thị trường cuối năm và tết Nguyên đán.
Nguồn cung thực phẩm từ nay đến tết Nguyên đán ra sao, thưa Thứ trưởng?
Năm 2021, sản lượng thịt các loại nói chung của nước ta đạt 669 triệu tấn. Đến hết tháng 7/2022, đàn lợn tăng 4,8%; đàn gia cầm tăng 1,6%; đàn bò tăng 2,6%. Đàn trâu năm 2021 giảm 2,4% nhưng đến thời điểm này chỉ giảm 1,1%. Như vậy năm nay, tổng sản lượng thịt các loại chắc chắn sẽ đạt trên 7 triệu tấn thịt, 18,4 tỷ quả trứng và trên 1,3 triệu tấn sữa.
Trong bối cảnh chi phí đầu vào khó khăn như hiện nay, đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, với tốc độ tăng trưởng như trên hoàn toàn có thể yên tâm đủ thực phẩm từ nay đến cuối năm, nhất là dịp tết Nguyên đán.
Để đảm bảo đà tăng trưởng, cần áp dụng đồng bộ các giải pháp, duy trì tốc độ tăng trưởng của đàn lợn, đàn trâu bò, đàn gia cầm... Như vậy sẽ đảm bảo ổn định nguồn cung thực phẩm từ nay tới cuối năm; đồng thời cố gắng cân đối cung-cầu, làm sao giá thịt lợn hơi không quá cao cũng không giảm xuống quá thấp. Người tiêu dùng và người chăn nuôi đều được hưởng lợi và không ảnh hưởng tới chỉ số CPI trong "rổ" thực phẩm.
Từ đầu năm đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng nhiều lần do phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm tăng chi phí sản xuất, đẩy giá thịt lợn tăng cao. Bộ NN&PTNT đã và đang làm gì để góp phần gỡ khó cho người chăn nuôi, thưa Thứ trưởng?
Phải thừa nhận là năng lực sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của nước ta còn hạn chế. Ví dụ, năng suất ngô của Việt Nam chỉ đạt 4,8 tấn/ha; trong khi các nước sử dụng nguồn giống biến đổi gen, năng suất lên tới 9 tấn/ha. Hay như cây đậu tương, ở Mỹ năng suất đạt tới 132 quả/cây, còn Việt Nam chưa được đến 70 quả/cây. Qua đó cho thấy, năng suất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam rất thấp.
Việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với giá thấp hơn là một nhu cầu, song không có nghĩa để yên như vậy. Chính phủ đã có chỉ đạo kiểm soát và xây dựng một nền chăn nuôi tự chủ; theo đó, chuyển một số diện tích đất trồng trọt không hiệu quả sang trồng cây làm thức ăn chăn nuôi.
Vừa rồi, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tập đoàn De Heus phối hợp với Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi xây dựng một số hợp tác xã trồng sắn, trồng ngô ở các tỉnh Tây Nguyên, đảm bảo thu mua khép kín phục vụ trực tiếp việc sản xuất thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đây là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả trực tiếp vào việc giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tập trung vào trồng ngô sinh khối, đẩy mạnh chế biến 1,5 triệu tấn phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho đại gia súc. Đây chính là giải pháp nhanh nhất nhằm tiết kiệm ngoại tệ, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Tin liên quan
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho những tháng cuối năm
09:05 | 24/08/2024 Kinh tế
Dùng ô tô vận chuyển 800 kg chân giò lợn không rõ nguồn gốc
15:16 | 23/09/2023 An ninh XNK
Siêu thị giảm giá, bán thịt lợn không lợi nhuận dịp Tết
14:23 | 04/01/2023 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics