Cần có quỹ bảo lãnh tín dụng để doanh nghiệp vay vốn bằng tín chấp
Sản xuất công nghiệp trên đà phục hồi | |
Phát triển công nghiệp đối diện thách thức "khủng" do quá dựa dẫm FDI | |
Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng lên 50% |
Ông Nguyễn Văn Thời. |
Báo cáo “Tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với DN Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều tra DN năm 2020” vừa được Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 12/3 đã đưa ra nhiều phân tích về tác động mạnh mẽ của Covid-19 tới các ngành sản xuất công nghiệp, trong đó có dệt may. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về câu chuyện của ngành dệt may nói chung và TNG nói riêng khi vượt “bão” Covid-19 năm qua?
- Ngành dệt may nói chung và Công ty TNG nói riêng trong năm vừa qua bị tác động rất mạnh bởi Covid-19. Ngay quý 1/2020, đó là vấn đề đứt gãy nguồn cung bởi nguồn sản xuất nguyên liệu của Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc. Sau vấn đề nguồn cung đến tháng 6, tháng 7/2020, dịch bùng phát ở châu Âu và Mỹ, các khách hàng dừng không mua hàng khiến DN chịu ảnh hưởng rất lớn. XK ngành dệt may Việt Nam giảm hơn 15% so với năm 2019. Năm 2019, XK dệt may đạt hơn 39 tỷ USD thì năm 2020 con số thu về chưa đến 36 tỷ USD.
Cùng với các đề xuất của DN qua cuộc khảo sát năm 2020, để hỗ trợ các DN phục hồi sản xuất kinh doanh, vượt qua được các tác động tiêu cực của dịch Covid-19, VCCI kiến nghị các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ để tạo thuận lợi cho DN tiếp cận được các gói hỗ trợ đã ban hành. Trong đó, cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đầy đủ về các thủ tục, quy trình thực hiện theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các DN. Đối với các chính sách đã ban hành, các bộ, ngành, chính quyền địa phương cần chủ động nắm bắt tình hình triển khai, đặc biệt là những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện để điều chỉnh hoặc kiến nghị điều chỉnh kịp thời và có cách thức hỗ trợ phù hợp đối với các DN ở từng ngành, lĩnh vực và từng giai đoạn, chú trọng các DN thuộc các ngành bị tổn thương nặng nề bởi dịch Covid-19. Cần quan tâm hơn nữa các DN có quy mô nhỏ, siêu nhỏ bởi khả năng chống chịu kém của nhóm DN này; nghiên cứu áp dụng thêm một số biện pháp mà các quốc gia khác hiện đang áp dụng như hỗ trợ tài chính cho các DN duy trì được tỷ lệ người lao động cao; hỗ trợ chi phí đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ cho người lao động. Các bộ, ngành có liên quan cần nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các gói chính sách hỗ trợ DN phục hồi và mở rộng đầu tư kinh doanh cho giai đoạn mới 2021-2025. Theo dự báo, đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục có những tác động nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian tới, do vậy cần có những chính sách mang tính dài hạn hơn; cần lan toả và nhân rộng được các mô hình, cách làm tốt trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19… |
Công ty TNG cũng rơi vào bối cảnh khó khăn đó, song DN đã nghĩ tới việc làm khẩu trang. Tại thời điểm đó, khẩu trang vải có nhu cầu rất lớn còn Công ty thì có nguồn vải nano kháng khuẩn. Sau khi sản xuất xong, DN đưa hàng về Bộ Y tế kiểm tra đạt tiêu chuẩn. Từ sản xuất khẩu trang vải, DN còn sang sản xuất khẩu trang y tế, không những phục vụ trong nước mà còn XK. Phải nói thêm rằng, năm qua không chỉ Công ty TNG mà nhiều DN may cũng đã có những sáng tạo như thế nên đã duy trì được việc làm ổn định cho người lao động.
Bên cạnh đó, trong lúc Covid-19 bùng phát, Chính phủ đã rất nhạy bén ra những gói hỗ trợ DN. Ví dụ, gói hỗ trợ về tín dụng rất tốt, tái cấu trúc lại, gia hạn nợ, giảm lãi; đồng thời gói thứ hai là về thuế, thuế thu nhập DN, thuế về đất; sang đến gói thứ ba là về bảo hiểm. Những chính sách như thế đã góp phần giúp DN trụ vững được trong bối cảnh dịch Covid-19.
Linh hoạt để vượt qua năm 2020 nhiều khó khăn, những tháng đầu năm 2021 kết quả sản xuất, XK của DN có ghi nhận khả quan không, thưa ông?
- Nối tiếp đà tăng trưởng năm 2020, đầu năm 2021, DN tiếp tục có những bứt phá. Doanh thu tháng 2/2021 đạt 266 tỷ đồng, vượt 4% so với cùng kỳ năm 2020 (256 tỷ đồng). Trước đó, doanh thu tháng 1/2021 của TNG đã tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế doanh thu 2 tháng đầu năm 2021, TNG vượt 14% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, đơn hàng của TNG đã xuống chi tiết hết quý 2/2021. TNG đang triển khai nhanh đơn hàng để đưa đi gia công thêm và kế hoạch đàm phán chi tiết các đơn hàng sản xuất quý 3/2021.
Xin ông cho biết đâu là những yếu tố mấu chốt mà các DN cần lưu ý để có thể trụ vững trong bối cảnh diễn biến thị trường có những yếu tố khó lường như hiện nay, khi dịch Covid-19 chưa hoàn toàn được kiểm soát?
- Với DN dệt may nói riêng cũng như là các DN sản xuất kinh doanh nói chung, tôi cho rằng phải sản xuất những cái thị trường cần chứ không phải sản xuất cái mình có. Ví dụ, khi thị trường cần khẩu trang ngay ở thời điểm dịch bệnh Covid-19 thì DN cũng phải nghiên cứu sản xuất đáp ứng những yêu cầu đó.
Đặc biệt hiện nay rõ ràng DN phải đáp ứng các tiêu chuẩn về DN xanh, tiêu chuẩn này từ xây dựng nhà xưởng, giảm thiểu khí CO2... VCCI hàng năm tổ chức cuộc thi về báo cáo phát triển DN bền vững. Tôi cho rằng, các DN phải tham gia vào đó mới xây dựng được chiến lược lâu dài và tái cấu trúc lại. Đặc biệt hiện nay còn vấn đề công nghệ số. DN phải ứng dụng những điều đó để cải tiến, nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cạnh tranh được trong nước và trên thị trường thế giới, từ đó mới có thể giúp DN phát triển ổn định, bền vững.
Để hỗ trợ các DN phục hồi sản xuất kinh doanh, vượt qua được các tác động tiêu cực của dịch Covid-19, trong Báo cáo “Tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với DN Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều tra DN năm 2020”, VCCI đã đưa ra khá nhiều đề xuất, kiến nghị, trong đó có nội dung xoáy sâu tới sản xuất công nghiệp. Ông đánh giá thế nào về những đề xuất kiến nghị này và quan tâm tới góc độ hỗ trợ nào nhất?
- Khảo sát của VCCI đã đưa ra đầy đủ kiến nghị, đề xuất về các gói hỗ trợ của Chính phủ với DN. Tôi mong rằng các đề xuất, kiến nghị này sẽ lan toả tới cơ quan của Chính phủ, đặc biệt là cơ quan thực thi để giúp các gói hỗ trợ đi vào thực chất hơn. Trong đó, các DN đặc biệt quan tâm đến gói hỗ trợ về tín dụng. Ngân hàng cũng là đơn vị kinh doanh. Với điều kiện của các ngân hàng ra hiện nay rõ ràng DN rất khó tiếp cận nguồn vốn. Các DN rất muốn Chính phủ ra 1 quỹ bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh cho các ngân hàng để các ngân hàng có thể cho các DN vay vốn bằng tín chấp. Tôi cho rằng làm được như vậy sẽ giúp cho các DN khôi phục phát triển sản xuất nhanh, sớm trở lại trạng thái sản xuất bình thường trong giai đoạn hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics