Cần chế tài đủ mạnh trước hành vi lợi dụng tăng lương để tăng giá
Chính phủ, Bộ Tài chính đã chú trọng thực hiện nhiều giải pháp để tăng tính chủ động, tăng lương nhưng không tăng giá. Ảnh minh hoạ: ST |
"Nửa mừng, nửa lo" khi lương tăng
Phát biểu trước Quốc hội ngày 26/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá nhấn mạnh, vấn đề tăng lương lần này phải quan tâm đến kiểm soát giá, bởi chỉ số CPI tăng chủ yếu là do tâm lý. Vì thế, công tác tuyên truyền rất quan trọng. Theo Phó Thủ tướng, ngay từ khi chuẩn bị, Chính phủ đã có chỉ đạo, đặc biệt Ban Chỉ đạo điều hành giá và Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo vấn đề này. |
Được sự thống nhất từ Quốc hội, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%; điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng (từ tháng 6/2024). Đây là đợt tăng lớn nhất từ trước đến nay.
Trao đổi về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho rằng, người lao động trong khu vực nhà nước đón nhận tin tăng lương với tâm trạng "nửa mừng, nửa lo". “Mừng vì thu nhập từ lương được tăng đáng kể nhưng lo là vẫn tiếp diễn tình trạng từ trước đến nay là cứ tăng lương là lại tăng giá khiến việc tăng lương gần như chỉ là tăng số tiền trong tài khoản, không nâng cao được đời sống người lao động”, bà Nguyễn Thị Việt Nga nhận định.
Thực tế, từ đầu năm 2024, áp lực từ tăng lương từ 1/7 đến công tác điều hành giá đã liên tục được Chính phủ, Bộ Tài chính đưa ra cảnh báo. Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 22/6 vừa qua của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá cũng nêu rõ, thời gian tới, áp lực từ việc thực hiện lộ trình thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý đã bị lùi thực hiện trong thời gian qua; chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, chi phí vận tải đường biển có xu hướng tăng; việc thực hiện cải cách chế độ tiền lương... đòi hỏi các cấp, các ngành cần chủ động đánh giá, nắm bắt tình hình để kịp thời có kế hoạch ứng phó, giải pháp phù hợp, hiệu quả, sát thực tiễn.
Báo cáo tại cuộc họp mới đây của Ban Chỉ đạo điều hành giá còn chỉ ra, về giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý, mức trần học phí khối giáo dục đại học năm học 2024-2025 tăng bình quân 14%, khối giáo dục nghề nghiệp tăng bình quân 6% theo Nghị định số 97/2023/NĐ-CP nhưng mức tác động đến CPI thực tế phụ thuộc vào mức học phí cụ thể do các cơ sở giáo dục quyết định. Cùng với đó, Bộ Y tế đề xuất điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở mới từ tháng 10/2024 đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, từ ngày 1/1/2025 đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc địa phương.
Hơn nữa, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu dự báo có thể có biến động tăng như: giá xăng dầu dự báo còn biến động phức tạp theo diễn biến giá và cung cầu thế giới, giá gạo xuất khẩu Việt Nam khả năng có thể vẫn duy trì được mức giá cao trên thị trường thế giới, giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và phụ thu đối với hàng hóa container tại cảng biển đang tăng mạnh gây áp lực đến chi phí của doanh nghiệp. Đồng thời, tỷ giá giữa VND và USD tăng cao làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước, rủi ro về thiên tai và thời tiết bất lợi…
Chế tài xử lý nghiêm, chú trọng công tác tuyên truyền
Các chuyên gia và nhiều đại biểu Quốc hội đã yêu cầu phải có giải pháp kiểm soát giá cả, vì sẽ có hiện tượng "té nước theo mưa", lợi dụng tăng lương để tăng giá không theo quy luật.
Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Sửu (đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế) cho rằng, bản chất của tăng lương không phải là để tăng giá thị trường nên phải có những giải pháp kiểm soát toàn diện và chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe với hoạt động dịch vụ đầu cơ, lợi dụng việc tăng lương để tăng giá.
Tương tự, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị Chính phủ cần thực hiện chính sách tiền tệ, chủ động linh hoạt và giữ ổn định tỷ giá. Hơn nữa, việc điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý như điện, học phí, giá dịch vụ khám chữa bệnh phải giãn ra, không cùng một lúc và cách xa ngày 1/7/2024. Cùng với đó là phải chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo cung hàng hóa, không để thiếu hàng, thúc đẩy sản xuất. Quan trọng nhất là phải kiểm soát lạm phát tâm lý, lạm phát tin đồn, lạm phát “domino”, “té nước theo mưa” và phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử phạt nghiêm minh các vấn đề liên quan đến pháp luật về giá.
Tại họp báo quý 2 của Bộ Tài chính vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng nêu, tình trạng “lương chưa tăng, giá đã tăng” là vấn đề đã xảy ra nhiều lần trước đây, nhưng trong nhiều năm trở lại đây, Chính phủ, bản thân thị trường và người dân đã có thích ứng để không bị tác động đến tâm lý khi thực hiện tăng lương. Ở góc độ điều hành, Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cũng hết sức chú trọng thực hiện nhiều giải pháp để tăng tính chủ động, tăng lương nhưng không tăng giá.
Tin liên quan
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TPHCM không để hiện tượng “té nước theo mưa” tăng giá theo lương
09:01 | 12/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới
13:13 | 09/07/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
20:20 | 12/09/2024 Tài chính
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
15:47 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
19:24 | 10/09/2024 Tài chính
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Dự trữ sẵn sàng xuất cấp hàng dự trữ cứu hộ, cứu nạn
10:07 | 10/09/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
22:27 | 09/09/2024 Tài chính
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
19:09 | 09/09/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics