Cần 400.000 tỷ đồng đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng biển
Năng lực hạ tầng ngày càng được đầu tư
Đánh giá về hệ thống cảng biển Việt Nam trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang khẳng định, sau 20 năm phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch, hệ thống cảng biển Việt Nam đã định hình với quy mô tổng chiều dài trên 90km, đầy đủ các công năng xếp dỡ với năng lực thông qua đạt khoảng 750 triệu tấn/năm. Đến nay Cảng biển Việt Nam đã được đầu tư với nhiều bến cảng có quy mô lớn, hiện đại, năng suất khai thác cao tương đương với các cảng biển trong khu vực và trên thế giới.
Các cảng biển chính trên cả nước đã đầu tư, nâng cấp cải thiện căn bản về năng lực, chất lượng dịch vụ đảm bảo tiếp nhận tàu biển trọng tải từ trên 30.000 đến hàng trăm ngàn tấn, như bến cảng tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiếp nhận được các tàu biển trọng tải đến trên 214.000 tấn (trên 18.000Teus); cảng biển Hải Phòng tại Lạch Huyện tiếp nhận tàu trọng tải đến 145.000 tấn (sức chở khoảng 13.500 Teu).
Ông Lê Tấn Đạt, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng công trình hàng hải (TVH) cho biết, tính đến tháng 10/2022, cả nước có 296 bến cảng/chiều dài khoảng 103 km cầu cảng, gấp hơn 4,7 lần năm 2000. Đã hình thành các cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực phía Bắc và phía Nam; tiếp nhận thành công tàu container đến 132.000 DWT tại khu bến Lạch Huyện (Hải Phòng), đến 214.000 DWT tại khu bến Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Ngoài ra, các bến chuyên dùng quy mô lớn gắn với các khu công nghiệp, liên hợp luyện kim, lọc hóa dầu, trung tâm nhiệt điện than tiếp nhận tàu đến 200.000 DWT, hàng lỏng đến 150.000 DWT (tàu xuất sản phẩm), dầu thô đến 320.000 DWT, cơ bản đã đạt được các mục tiêu quy hoạch đến năm 2020.
Hiện nay, cả nước đã đưa vào khai thác 45 luồng hàng hải công cộng, 11 luồng hàng hải chuyên dùng, 94 đèn biển và 32 đài thông tin trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên cùng hệ thống thu nhận, truyền phát, cung cấp thông tin nhận dạng và theo dõi vị trí tàu, thuyền (LRIT) và hệ thống VTS lắp đặt tại các cảng biển lớn hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý, giám sát vị trí tàu thuyền; giám sát, quản lý hoạt động hàng hai trong vùng nước cảng biển.
“Dự kiến trong giai đoạn tới, tổng nhu cầu đầu tư hệ thống cảng biển là 398.706 tỷ đồng. Trong đó, đến năm 2025 là 147.164 tỷ đồng gồm nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng; đến năm 2030 bổ sung 251.542 tỷ đồng”, ông Lê Tấn Đạt cho biết thêm.
Các cảng biển chính trên cả nước đã đầu tư, nâng cấp cải thiện căn bản về năng lực, chất lượng dịch vụ đảm bảo tiếp nhận tàu biển trọng tải từ trên 30.000 đến hàng trăm ngàn tấn. Ảnh: H.Dịu |
Xem xét đầu tư theo hình thức PPP
Là một loại hình phát triển muộn hơn cảng biển, song hiện nay cảng cạn cũng từng bước được quan tâm đầu tư tại các khu vực, hành lang vận tải tập trung lưu lượng hàng hóa container lớn như Móng Cái - Quảng Ninh, Đình Vũ - Hải Phòng, Quế Võ - Bắc Ninh, Gia Lâm - Hà Nội, Duy Tiên - Hà Nam, Nhơn Trạch - Đồng Nai… Các cảng cạn nêu trên đã góp phần rất quan trọng trong việc tổ chức mạng lưới vận tải, tận dụng hiệu quả đặc thù, thế mạnh giao thông vận tải của từng vùng đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tải thủy nội địa để vận tải hàng hóa với khối lượng lớn, giá thành rẻ và ít ô nhiễm.
Theo ông Phạm Hoài Chung, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, tính đến nay, cả nước đã đầu tư, công bố và đưa vào khai thác 10 cảng cạn. Ngoài ra, còn 6 cảng thông quan nội địa (ICD) đang hoạt động thuộc các vị trí được quy hoạch cảng cạn nhưng các chủ đầu tư chưa thực hiện thủ tục chuyển đổi thành cảng cạn theo quy định.
Các cảng cạn, ICD phân bổ tập trung trên 5 hàng lang và khu vực kinh tế trong tổng số 15 hành lang và khu vực kinh tế có quy hoạch cảng cạn, trong đó hành lang kinh tế ven biển ở miền Bắc đã hình thành 4 trong tổng số 5 cảng cạn được quy hoạch.
Tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container thông qua các cảng cạn và điểm thông quan nội địa (ICD) đang hoạt động hiện nay khoảng 4,2 triệu TEU/năm, trong đó 90% hàng hóa thông qua các cảng thông quan nội địa (ICD), bao gồm 6 cảng ICD đã quy hoạch thành cảng cạn và cả cụm cảng ICD Trường Thọ, TP Hồ Chí Minh... Đặc biệt, khối lượng hàng thông qua 10 cảng cạn đã công bố chỉ chiếm khoảng 10% do hầu hết trong số này đều mới được hình thành và nằm ở miền Bắc, ngoại trừ cảng cạn Tân cảng Nhơn Trạch ở Đồng Nai.
Để phát triển hệ thống cảng cạn trong thời gian tới, ông Phạm Hoài Chung đề nghị xem xét áp dụng đầu tư phát triển cảng cạn theo theo hình thức đối tác công tư (PPP) với các cảng cạn có quy mô lớn theo hướng Nhà nước tạo điều kiện về quỹ đất, đầu tư kết nối đường sắt với cảng cạn, hoàn chỉnh môi trường pháp lý và ban hành cơ chế, chính sách phát triển cảng cạn và tư nhân đầu tư hạ tầng, thiết bị và tổ chức quản lý, khai thác cảng cạn.
Đồng thời, quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn cần gắn liền với quy hoạch phát triển các chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt, đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không, trong đó đặc biệt là quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong triển khai thực hiện quy hoạch.
Tin liên quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Hải quan Quảng Ninh: “Cầu nối” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
08:52 | 01/11/2024 Hải quan
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK