Cam kết của Việt Nam tại COP26: Việt Nam có khả năng thực hiện tốt
Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp |
Tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về việc cắt giảm 30% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030, đồng thời tham gia Tuyên bố Glasgow cùng hơn 100 nhà lãnh đạo cam kết ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng, suy thoái đất vào năm 2030. Từ góc độ ngành lâm nghiệp, ông đánh giá như thế nào về những cam kết này?
Việt Nam đã và đang nỗ lực giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính, có những thành tựu quan trọng cả trong bảo vệ, phát triển rừng. Bằng chứng là, đến năm 2020, độ che phủ rừng của Việt Nam đã đạt 42,01%, trong khi con số này những năm 1990 chỉ 27,3%.
Trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều tiến triển trong lĩnh vực lâm nghiệp như nỗ lực đóng cửa rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng phát triển kinh tế, xây dựng các chuỗi giá trị với bảo tồn rừng và thiên nhiên.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 -2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Việt Nam với những mục tiêu rất cụ thể như duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc khoảng 42%.
Tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,0 – 5,5%/năm; trị giá xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025.
Từ trước đến nay, những cam kết của Việt Nam luôn được quốc tế tin tưởng, Việt Nam luôn thể hiện quyết tâm lớn. Việt Nam đã cam kết và có khả năng thực hiện tốt vì những cam kết này đều được thể hiện trong các chương trình hành động.
Thời gian qua, nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam được thể hiện khá rõ thông qua việc Việt Nam thực hiện tốt chi trả dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là dịch vụ lưu giữ, hấp thụ các bon của rừng. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về hiệu quả của chương trình này?
Việt Nam có chủ trương tiếp tục mở rộng các loại hình dịch vụ môi trường rừng, trong đó có dịch vụ lưu giữ, hấp thụ các bon của rừng. Đây cũng là một trong những trụ cột giảm phát thải khí nhà kính.
Việt Nam là đối tác của Ngân hàng thế giới (WB) qua Quỹ các bon lâm nghiệp, đồng thời cũng mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế khác để từng bước thương mại hóa khả năng giảm phát thải khí nhà kính.
Thực tế, rừng càng tốt, trữ lượng càng lớn thì lượng hấp thụ các bon càng nhiều. Việc mất rừng, suy thoái rừng càng hạn chế thì lượng giảm phát thải từ rừng càng lớn. Hiện, WB đang hoàn thiện các thủ tục để giải ngân 51,5 triệu USD dịch vụ lưu giữ, hấp thụ các bon cho vùng rừng Bắc Trung bộ đến năm 2024.
Một số ý kiến cho rằng việc ngày càng chủ động nguồn cung gỗ nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ chính là một trong những thành công điển hình của Việt Nam trong phát triển rừng thời gian qua. Quan điểm của ông như thế nào?
Thời gian qua, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ vẫn duy trì khá tốt đà tăng trưởng, đặc biệt là chủ động được phần lớn nguồn nguyên liệu. Có thể nói, giải quyết bài toán nguyên liệu gỗ cũng là một trong những thành công của Việt Nam.
Về cơ bản, Việt Nam đã và đang giải quyết hiệu quả bài toán cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp nguồn gỗ hợp pháp và bền vững, nhờ triển khai một loạt chương trình, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp...
Xin ông cho biết, thời gian tới, ngành lâm nghiệp sẽ đẩy mạnh các giải pháp ra sao để góp phần hiện thực hoá các cam kết của Việt Nam tại COP26?
Ngành lâm nghiệp sẽ tiếp tục bám sát chiến lược và quy hoạch lâm nghiệp để tổ chức triển khai các hoạt động, trong đó gắn kết cải thiện sinh kế với bảo vệ và phát triển rừng; tiếp tục xã hội hóa ngành lâm nghiệp; huy động nguồn tài chính mới trong đó có nguồn từ dịch vụ môi trường rừng, gắn việc phát triển rừng với tạo nguồn thu từ rừng và thu từ quốc tế, lấy nguồn thu đó phục vụ việc nuôi dưỡng, phát triển rừng ở Việt Nam.
Ví dụ, với dịch vụ lưu giữ, hấp thụ các bon, các chủ rừng sẽ được hưởng lợi cả trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là các chủ rừng sẽ được chi trả trực tiếp từ dịch vụ các bon rừng giống như dịch vụ môi trường rừng. Còn hưởng lợi gián tiếp là thông qua các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế, hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao chất lượng rừng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
19:52 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics