Cải thiện môi trường đón sóng đầu tư FDI mới vào Việt Nam
Việt Nam “đón” gần 16,8 tỷ USD đầu tư trong 8 tháng | |
Xu hướng dòng vốn FDI Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ có sự thay đổi đáng kể |
Công ty TNHH Điện tử Foster (Nhật Bản) chuyên sản xuất các loại loa tại Khu Công nghiệp Đô thị và Dịch vụ VSIP Bắc Ninh. Ảnh: TTXVN |
“Bến đỗ” lâu dài
Nhận diện được ý nghĩa và vai trò của nguồn vốn FDI đối với Việt Nam, thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, triển khai nhiều giải pháp tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, an toàn. Bản thân các doanh nghiệp cũng không ngừng hoàn thiện về mặt nhân lực, dây chuyền sản xuất để thu hút các nhà đầu tư. Đáp lại những nỗ lực ấy, qua nhiều năm, tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng trưởng.
Theo khảo sát nhanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thực hiện trong tháng 9/2022, trên 90% doanh nghiệp FDI đạt hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính ở mức trung bình và cao. Phần lớn các doanh nghiệp đều bày tỏ sự lạc quan, tin tưởng đối với Việt Nam và cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư, kinh doanh lâu dài; trong đó khoảng 66% doanh nghiệp dự kiến mở rộng đầu tư trong năm 2023. |
Ông Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong khối ASEAN, từ 2015 Việt Nam đã vượt qua Malaysia để trở thành nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ 3 trong khu vực, xếp sau Singapore và Indonesia. Việt Nam cũng thuộc số ít nước trong khối ASEAN duy trì được dòng vốn FDI ổn định qua nhiều năm. Trong năm 2021, FDI đăng ký đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020 và FDI thực hiện đạt 19,74 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với năm 2020. Khu vực FDI xuất siêu (tính cả dầu thô) là 28,5 tỷ USD, trong khi đó khối doanh nghiệp trong nước nhập siêu tới trên 25,5 tỷ USD.
Theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã “rót” gần 16,8 tỷ USD vào Việt Nam. Tính lũy kế đến 20/8/2022, cả nước có 35.539 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 430 tỷ USD, bằng 61,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Đây có thể nói là một tín hiệu đáng mừng và cho thấy rằng Việt Nam vẫn đang giữ vững được vị trí là một địa điểm đầu tư đáng tin cậy.
Điểm đáng lưu ý là một số dự án quy mô lớn đang đầu tư vào những lĩnh vực đã tăng vốn, mở rộng sản xuất, thêm "những minh chứng sống" về sự tin tưởng cao vào môi trường đầu tư nước ta. Sự an lành và phát triển của "những con chim lớn hiện có sẽ lôi kéo nhiều đàn chim khác đến", ông Phan Hữu Thắng nhấn mạnh.
Thiết lập môi trường đầu tư an toàn
Chia sẻ kế hoạch đầu tư vào Việt Nam, ông Marukawa Yoichi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Panasonic Việt Nam cho biết, Panasonic đã thiết lập tầm nhìn và cam kết cho 50 năm tiếp theo tại Việt Nam, trở thành một công ty cung cấp giải pháp sức khỏe toàn diện. Với tầm nhìn đó, Panasonic đang mở rộng đầu tư những dự án như: thành lập Trung tâm sản xuất và nghiên cứu phát triển các thiết bị IAQ (giải pháp chất lượng không khí trong nhà) cho thị trường châu Á tại tỉnh Bình Dương; thành lập Trung tâm sản xuất và nghiên cứu phát triển các sản phẩm máy giặt, tủ lạnh thông minh cho thị trường châu Á tại tỉnh Hưng Yên và Hà Nội…
Ông Micheal Vũ Nguyễn, Giám đốc quốc gia Boeing tại Việt Nam cho biết, giá trị hàng sản xuất tại Việt Nam cho Boeing trong các năm qua đạt 200 triệu USD. Nhận thấy tiềm năng tăng trưởng lớn ở Việt Nam, Boeing tạo cơ hội và khuyến khích các nhà cung cấp chính đầu tư thêm hoặc đầu tư mới vào Việt Nam và liên kết sâu rộng với các nhà cung cấp Việt Nam để tạo ra một chuỗi cung ứng đầy đủ, hiệu quả và linh hoạt nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất cho khách hàng. Boeing sẽ làm việc với các nhà cung cấp chính để hỗ trợ các công ty Việt Nam trong việc huấn luyện, nâng cao kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất, bảo đảm chất lượng và dịch vụ cho sản phẩm để đạt được đẳng cấp quốc tế cho ngành hàng không.
Tuy nhiên, đầu tư FDI tăng lên trong những năm qua đang đặt ra bài toán cho Việt Nam trong việc tận dụng nguồn lực bên ngoài để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong nước. Nguồn vốn FDI là một động lực lớn giúp Việt Nam phát triển kinh tế. Song việc thiết lập môi trường đầu tư an toàn, mở đường cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang là vấn đề bức thiết trong bối cảnh mới hiện nay.
Đại diện Tập đoàn Bosch đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt trong cải cách thủ tục hành chính, đầu tư nguồn nhân lực, và thúc đẩy chuyển đổi số. Song nhà đầu tư bày tỏ hy vọng có một sự nhất quán trong môi trường kinh doanh. Bởi hiện có tình trạng chính sách được hướng dẫn bởi nhiều văn bản pháp luật, nó có thể dẫn đến việc thiếu tính nhất quán và rõ ràng. Đơn cử, nếu dẫn Luật Đầu tư công thì dự án đầu tư sản xuất của Bosch là "đầu tư mới", trong khi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp lại xác định đây là "đầu tư mở rộng" và áp dụng một chương trình ưu đãi thuế kém hấp dẫn hơn. Việc thay đổi quy định nhanh chóng có thể gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan Thuế trong việc thi hành và tuân thủ.
Ông Leif Schneider, Trưởng tiểu ban pháp luật Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho biết, các dự án đầu tư FDI vẫn còn gặp khó khăn khi áp dụng quy định, quy tắc và thủ tục tại Việt Nam. Đặc biệt, nhà đầu tư thường phải đối mặt với thời gian không xác định của các thủ tục cấp phép (hoặc phê duyệt M&A). Bên cạnh đó là yếu tố con người, Việt Nam có những ưu thế về lực lượng lao động lớn với chi phí tương đối thấp, đây là điểm thuận lợi. Nhưng, với trình độ học vấn tổng thể chưa cao, bất động về ngôn ngữ đã gây khó khăn trong quá trình giao tiếp và trực tiếp đến quá trình làm việc.
Theo đó, ông Leif Schneider đưa ra một số quan điểm nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư vào Việt Nam một cách hiệu quả. Trong đó, yếu tố con người được xem là tiên quyết, thị trường lao động của Việt Nam sẽ phải thích ứng với yêu cầu ngày càng cao trong giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng trong nước để hỗ trợ việc phát triển các hoạt động thương mại và sản xuất đang gia tăng trong vùng đô thị.
Ông Torben Minko, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham): Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu lạc quan về tương lai Việt Nam
Thật khó tin là cách đây đúng một năm, nhiều thành phố của Việt Nam vẫn đang cách ly toàn diện, nền kinh tế Việt Nam bị đứt gãy và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Rất nhanh, ngay khi tỉ lệ bao phủ vắc xin tăng lên, Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp kịp thời nhằm phục hồi và phát triển kinh tế và từ đó Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc, thành tựu đáng kể. Trong 8 tháng năm 2022, Eurocham đã phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam xây dựng các chính sách và giải pháp phục hồi kinh tế. Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong suốt gần ba thập kỷ qua và đã phục hồi nhanh chóng sau đại dịch. Với những quyết sách linh hoạt và sáng tạo, với tinh thần cầu thị của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu khá lạc quan về tương lai của đất nước. Chúng tôi tin chắc rằng với tinh thần này, Việt Nam cũng sẽ vượt qua khó khăn hiện tại với thành công tương tự, và đất nước chắc chắn sẽ tái thiết mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các xung đột địa chính trị cũng như chính sách của các nước lân cận lại là cơ hội cho Việt Nam bứt phá. Việt Nam cần mở cửa mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa, để gây ấn tượng với các nhà đầu tư chất lượng cao, bảo đảm vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Các nhà đầu tư châu Âu đã, đang và sẽ tiếp tục cam kết phối hợp với Việt Nam để đạt được mục đích này. Ông John Rockhold, Chủ tịch Toàn quốc Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham): Chính sách về đầu tư của Việt Nam đang rất cạnh tranh
Cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi rất lạc quan về triển vọng tiếp tục tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022. Trước những khó khăn trên toàn cầu, Việt Nam vẫn đạt được những kết quả phát triển kinh tế như trong thời gian vừa qua. Đồng thời phát huy năng lực quan trọng của Việt Nam để có thể duy trì được các cán cân về đầu tư và các chỉ số. Chúng tôi cũng vui mừng vì Việt Nam đã quản lý hiệu quả những thách thức toàn cầu, bao gồm đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn, suy thoái kinh tế nghiêm trọng cũng như lạm phát tăng cao trên toàn cầu. Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất và nhập khẩu cũng vẫn còn thách thức nhất định. Bên cạnh đó, chính sách về đầu tư của Việt Nam đang rất cạnh tranh và có thể thu hút nguồn vốn đầu tư rất lớn, cũng như các quy định liên quan đến đầu tư của chúng tôi và nhiều quốc gia khác. Chúng tôi tin tưởng rằng, điều này sẽ cho chúng ta một môi trường đầu tư minh bạch, có thể dự đoán được cũng như tinh giảm được các thủ tục về đầu tư, không chỉ thu hút đầu tư mà tiếp tục duy trì phát triển nguồn đầu tư trong nước. Chúng ta luôn luôn cần có một kế hoạch tổng thể liên quan đến đầu tư để có thể đưa các nguồn đầu tư vào tất cả các lĩnh vực, trong đó có đầu tư bất động sản và nhiều lĩnh vực khác. Ông Frederick R.Burke, Cố vấn cấp cao Công ty luật Baker McKenzie Việt Nam: Khung pháp lý luôn là một trong những mối quan tâm của nhà đầu tư
Khung pháp lý luôn là một trong những mối quan tâm của nhà đầu tư khi tiến hành các dự án đầu tư tại Việt Nam. Thời gian qua, với những thay đổi trong quy định pháp luật, nhiều nhà đầu tư cảm thấy gặp nhiều khó khăn khi thực hiện đầu tư. Ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư nói chung, Việt Nam cần chú trọng quan tâm đến một số khía cạnh như: tính công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian đã quy định. Những quy định này được cho là quan trọng bởi nó liên quan đến nhiều vấn đề nhà đầu tư quan tâm, trong đó có vấn đề chi phí vốn và cấp độ quốc tế. Việc đầu tư vốn là dài hạn, chính vì vậy nhà đầu tư mong muốn các quy định pháp luật là một công cụ giúp họ xác định tính khả thi cho việc đầu tư cũng như dự đoán “lãi/lỗ” một cách tương đối. Bên cạnh đó là các Hiệp định bảo hộ đầu tư, nó được xem như một chế định không thể thiếu trong hệ thống pháp luật về đầu tư của bất kì quốc gia nào, có ý nghĩa quyết định trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn Việt Nam là quê hương thứ hai và gắn bó lâu dài
Sau hơn 30 năm mở cửa thu hút đầu tư, nguồn vốn FDI đã và vẫn đang đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự tăng trưởng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài không chỉ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đẩy nhanh thời gian mở rộng thị trường quốc tế mà ngày càng cải tiến hơn về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh (chuyên môn, công nghệ, kỹ thuật…), giảm gánh nặng về vốn cho nhiều dự án lớn. Bên cạnh đó, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn nước ngoài còn góp phần tác động thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, sản phẩm, dịch vụ; thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách pháp luật, môi trường kinh doanh, phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập. Khối doanh nghiệp FDI đã tạo ra trên 50% sản lượng công nghiệp trên toàn quốc và tạo ra trên 70% giá trị xuất khẩu của Việt Nam và đưa Việt Nam tham gia vào sân chơi toàn cầu… Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn Việt Nam là quê hương thứ hai và gắn bó lâu dài. Tuy nhiên, trong hơn 1/3 thế kỷ qua, nền công nghiệp của Việt Nam với sự trợ giúp và tham gia của 50% cộng đồng doanh nghiệp FDI, nhưng về căn bản chỉ mới dừng lại ở trình độ lắp ráp, gia công, giá trị gia tăng không lớn. Đặc biệt, đã không kết nối được với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong nước, mà tồn tại như những “ốc đảo”. Các nhà doanh nghiệp Việt Nam rất khó tham gia vào các chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, không cung ứng được các nguyên liệu vật tư, phụ tùng cần thiết cho doanh nghiệp FDI. Còn các doanh nghiệp FDI cũng rất khó tìm được các nhà cung ứng ở Việt Nam, do các nhà cung ứng của Việt Nam không đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết và những công nghệ cần thiết để có thể trở thành nhà cung ứng cho họ. Do đó, phần lớn các nguyên liệu, vật tư vẫn phải nhập từ nước ngoài. Thu Dịu |
Tin liên quan
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics