Cải cách thuế đối với đồ uống có cồn cần tiệm cận thông lệ quốc tế, phù hợp thực tiễn
Cải cách chính sách thuế, trong đó có thuế TTĐB là yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn. Ảnh: H.Anh |
Đảm bảo hài hòa các yếu tố
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, thuế TTĐB thường có thuế suất cao và hiện có 3 phương pháp tính thuế TTĐB phổ biến gồm: tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá tính thuế (phương pháp này áp dụng với những quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển); tính theo số tiền tuyệt đối trên sản phẩm hàng hóa chịu thuế (phương pháp này được áp dụng đối với các quốc gia vùng lãnh thổ phát triển); phương pháp hỗn hợp (tỷ lệ kết hợp với số tiền tuyệt đối). Hiện Việt Nam đang áp dụng phương pháp tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá tính thuế. Theo bà Cúc, chính sách thuế TTĐB đối với sản phẩm có cồn tính từ khi có Luật Thuế TTĐB năm 1990 đến nay đã được thay đổi 12 lần. Sự thay đổi này phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong từng giai đoạn lịch sử.
Đánh giá tổng quan quá trình thực hiện thuế TTĐB đồ uống có cồn tại Việt Nam, bà Cúc cho biết, tính từ khi Luật Thuế TTĐB đầu tiên số 270-B ngày 8/8/1990 đến nay, qua 34 năm thực hiện, thuế TTĐB đối với sản phẩm rượu, bia có thay đổi nhiều nhất về tiêu thức nồng độ cồn, về chủng loại sản phẩm rượu; chủng loại sản phẩm bia tươi, bia hơi. Quá trình hoàn thiện chính sách thuế TTĐB trong thời gian từ năm 1990 đến nay đã thể hiện rõ tính chất điều tiết, đặc trưng của sắc thuế và mức độ phức tạp của thuế TTĐB nói chung, đồ uống có cồn, rượu bia nói riêng. Thuế suất thời điểm cao nhất đối với rượu (trừ rượu dưới 20 độ) và bia các loại là 90% - gấp hai lần thời điểm thấp nhất là 45%. Điều đó làm rõ quan điểm trong chính sách điều tiết thu NSNN đối với các sản phẩm chịu thuế TTĐB (bao gồm rượu bia) là đã tính toán các phương án, đảm bảo hài hòa các yếu tố: sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội, điều tiết thu NSNN, ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. “Trong tiến trình nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, cải cách thể chế và quản lý thuế cần thực hiện song hành, hài hòa giữa thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Cúc khuyến nghị.
Tại hội thảo, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, cải cách chính sách thuế, trong đó có thuế TTĐB là yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn, trong đó, việc xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu là để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế. Việc cải cách chính sách thuế TTĐB đang hướng tới nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB, trong đó có đồ uống có cồn.
Nghiên cứu áp dụng đa dạng các phương pháp tính thuế
Tại Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 28/7/2023 của Chính phủ về Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2023, Chính phủ thảo luận, cho ý kiến 8 nội dung quan trọng, phức tạp, có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động lớn đến phát triển KT-XH, DN, trong đó có Luật thuế TTĐB (sửa đổi). Đối với chính sách, giải pháp liên quan đến bổ sung đối tượng chịu thuế TTĐB, Chính phủ yêu cầu cần phối hợp chặt chẽ… nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, bổ sung thêm cơ sở khoa học, cơ sở thực tế để tăng tính thuyết phục và thống nhất. Đối với chính sách hoàn thiện quy định về căn cứ tính thuế và thuế suất thuế TTĐB, Chính phủ yêu cầu xây dựng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với rượu, bia theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030… phù hợp với xu hướng cải cách thuế của quốc tế. Bên cạnh đó, xây dựng giải pháp điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB với rượu, bia, thuốc lá ở mức phù hợp, theo lộ trình trên cơ sở bảo đảm mục tiêu thuế TTĐB góp phần định hướng sản xuất, hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe. Bà Thảo cho biết, một số nghiên cứu gần đây có nghiên cứu tính khả thi và các tác động của chuyển đổi chính sách thuế, trong đó có phương pháp thuế hỗn hợp áp dụng đối với thuế TTĐB (hiện được áp dụng cả ở các quốc gia phát triển và đang phát triển).
Theo đề xuất của bà Nguyễn Minh Thảo, cải cách chính sách thuế cần gắn với tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh tự do và an toàn; đảm bảo tính ổn định và nhất quán giữa các chính sách (trong đó có chính sách phát triển ngành). Cải cách chính sách thuế nên tham khảo, cập nhật để phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế, cân bằng giữa các mục tiêu (điều tiết sản xuất, tiêu dùng, nguồn thu; mục tiêu về y tế, phát triển kinh tế, tạo nguồn thu và các vấn đề xã hội khác,…). Đối với phương pháp tính thuế, nên nghiên cứu áp dụng đa dạng các phương pháp tính thuế và việc áp dụng phương pháp thuế hay chuyển đổi phương pháp thuế cần đảm bảo lộ trình phù hợp.
Đối với quá trình xây dựng, điều chỉnh chính sách thuế, trong đó có thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn, bà Thảo cho rằng cần đảm bảo các yếu tố gồm: cơ quan soạn thảo thực hiện nghiên cứu, đánh giá tác động toàn diện về KT-XH; dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn; tham vấn ý kiến rộng rãi, nhất là các đối tượng chịu tác động bởi chính sách; tạo đồng thuận về chính sách.
Dẫn bài học từ kinh nghiệm quốc tế khi xây dựng chính sách thuế, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc Công ty PwC Việt Nam cho rằng, cần xác định rõ mục tiêu và chiến lược dài hạn của thuế TTĐB đối với từng nhóm hàng để xây dựng mô hình thuế và lộ trình cải cách phù hợp. Việc chuyển đổi từ phương pháp tính thuế tương đối sang phương pháp tuyệt đối ngay sẽ phức tạp và gây xáo trộn, do đó, nên dịch chuyển dần từ phương pháp tính thuế tương đối sang phương pháp tính thuế hỗn hợp trước khi tiến đến hệ thống thuế tuyệt đối. “Cần xây dựng lộ trình cải cách thuế một cách rõ ràng, minh bạch và dịch chuyển dần theo hướng hệ thống thuế mong muốn, ví dụ, tăng dần cấu phần tuyệt đối và giảm dần cấu phần tương đối”, bà Đinh Thị Quỳnh Vân đề xuất.
Tin liên quan
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
15:51 | 13/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics