Cải cách lớn về cơ chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã phân cấp rõ ràng hơn giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn. Ảnh minh họa: ST |
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng
Theo Bộ Tài chính, Luật số 69/2014/QH13 về Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN (Luật 69) hiện hành có những quy định không rõ ràng về quyền và trách nhiệm của các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN, dẫn đến việc can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, phiên họp sáng 23/11/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN. Sau đó, các đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật. Đến phiên họp ngày 29/11/2024, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ có giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Dự kiến, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án Luật tại Kỳ họp thứ 9. |
Để khắc phục những bất cập này, dự thảo Luật thay thế đã điều chỉnh theo hướng Nhà nước chỉ thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư tại DN với tư cách là một nhà đầu tư bình đẳng so với các nhà đầu tư khác. Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của DN mà chỉ thực hiện quyền sở hữu thông qua cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và người đại diện chủ sở hữu vốn.
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 5 của dự thảo Luật quy định, vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào DN sẽ được coi là tài sản của pháp nhân DN và cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp vào công tác điều hành của DN.
Theo các chuyên gia, chính việc xác định rõ vai trò của Nhà nước như một nhà đầu tư sẽ giúp DN có thể chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng với khu vực tư nhân. DN sẽ tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh và việc sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, qua đó thúc đẩy động lực cải thiện hiệu quả hoạt động.
Luật 69 hiện cũng gặp phải vướng mắc trong việc phân cấp thẩm quyền quản lý vốn nhà nước. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nhiều quyết định quan trọng như quyết định thành lập DN, đầu tư vốn bổ sung hay các dự án đầu tư có vốn nhà nước đều phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt. Điều này dẫn đến khối lượng công việc của Thủ tướng Chính phủ tăng lên đáng kể, làm giảm vai trò của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN.
Để cải thiện tình hình này, dự thảo Luật đã phân cấp rõ ràng hơn giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn. Cụ thể, khoản 4 Điều 5 quy định Chính phủ sẽ phân công thẩm quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và lãnh đạo DN, đồng thời không làm hạn chế quyền tự quyết của DN.
Dự thảo Luật cũng quy định rõ các dự án đầu tư của DN theo pháp luật đầu tư phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận nhưng không phải phê duyệt theo quy định của dự thảo Luật mà theo trình tự, thủ tục của pháp luật đầu tư công.
Đặt nhiều kỳ vọng về điểm đổi mới này, PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội đoàn TPHCM, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM cho rằng, luật hiện hành chưa theo kịp sự phát triển của các DN hiện nay.
Trong đó, theo ông Ngân, điều quan trọng là phải phân cấp, phân quyền mạnh hơn, đồng thời tách bạch rõ giữa cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan đại diện vốn sở hữu của nhà nước và đơn vị sử dụng, khai thác, vận hành vốn nhà nước được giao cho DN. Nhưng khi đã giao cho DN thì đó chính là vốn của DN thì trong quá trình sử dụng đầu tư sẽ áp dụng theo Luật DN, Luật Đầu tư… còn nếu vẫn coi đây là vốn ngân sách thì lại quản theo hướng đầu tư công, sẽ khó cho DN nắm bắt những thời cơ trong hoạt động đầu tư kinh doanh.
Đổi mới công tác cơ cấu lại vốn, đánh giá DN
Cùng với vấn đề trên, về cơ cấu lại vốn nhà nước tại DN, theo quy định của Luật 69, việc sắp xếp lại vốn nhà nước tại DN có thể thực hiện dưới ba hình thức: cổ phần hóa, bán toàn bộ DN hoặc bán một phần vốn nhà nước tại DN.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Tài chính, thực tế triển khai cho thấy vẫn tồn tại một số vướng mắc trong việc xác định giá trị các tài sản, đặc biệt là các tài sản công trình, dự án có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia. Vì thế, đến nay, công tác cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại DN vẫn được nhận xét còn "ì ạch", chưa mang lại hiệu quả cao.
Để giải quyết vấn đề này, dự thảo Luật quy định việc sắp xếp lại vốn nhà nước phải linh hoạt và phù hợp với cơ chế thị trường, không thực hiện đối với các tài sản có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng, an ninh. Đồng thời, quyền quyết định về việc chuyển nhượng, hợp nhất hay chia tách DN có vốn nhà nước cũng được giao cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhằm bảo đảm tính hiệu quả và linh hoạt trong điều hành.
Theo Luật hiện hành, việc đánh giá và xếp loại DN dựa trên việc so sánh kết quả thực hiện kế hoạch với mục tiêu được giao. Tuy nhiên, tại nhiều hội nghị góp ý xây dựng dự thảo Luật mà Bộ Tài chính tổ chức, nhiều DN cũng đã bày tỏ không đồng tình với quy định này do vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là khi kết quả tổng thể tốt nhưng vẫn có một số dự án thua lỗ hoặc gặp khó khăn trong công tác quản lý.
Do đó, dự thảo Luật đã điều chỉnh lại phương thức đánh giá DN theo hướng tổng thể và toàn diện, không chỉ dựa vào các chỉ tiêu cụ thể mà còn phải loại trừ các yếu tố khách quan như nhiệm vụ chính trị... Điều này sẽ tạo ra một môi trường công bằng hơn, giúp các DN tập trung vào việc đạt được mục tiêu dài hạn mà không phải quá lo lắng về các chỉ tiêu ngắn hạn.
Đồng tình với sửa đổi này, PGS.TS. Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là phải có một cơ chế giám sát, kiểm tra và đánh giá đúng mực những hoạt động kinh doanh của DN. Theo ông Ngân, không nên vì 1-2 dự án đầu tư thua lỗ mà quy chụp hoặc kết luận lãnh đạo DN không đủ khả năng, nên phải có tầm nhìn tổng thể vì trong kinh doanh thì lợi nhuận luôn đi liền với rủi ro.
Có thể thấy, dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN (sửa đổi) là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại DN, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có vốn nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao vai trò của Nhà nước như một nhà đầu tư bình đẳng trong môi trường kinh tế thị trường.
Tin liên quan
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
21:52 | 26/12/2024 Tài chính
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
16:47 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra thuế 62.726 tỷ đồng
15:52 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Yêu cầu điều hành và bình ổn giá, tránh biến động bất thường trong dịp Tết 2025
16:19 | 25/12/2024 Tài chính
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
16:19 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế năm 2024 tăng 33,2%
15:55 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm để đầu tư công góp phần tăng trưởng kinh tế
15:02 | 25/12/2024 Tài chính
Ngành Thuế xử lý vi phạm về hóa đơn gần 182 tỷ đồng
14:01 | 25/12/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra
10:11 | 25/12/2024 Tài chính
Hỗ trợ thực thi hiệu quả nhiều quy định mới về thẩm định giá
07:56 | 25/12/2024 Tài chính
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics