Cách nào để “vượt rào” xuất khẩu xanh?
Cần có bộ tiêu chí xác định lĩnh vực, dự án xanh để khơi thông dòng vốn xanh Sản xuất xanh - Mắt xích quan trọng để tăng trưởng xanh Doanh nghiệp sẽ tự tin xuất khẩu vào EU khi đủ năng lực xanh |
Sản xuất của doanh nghiệp cần hướng tới sản xuất xanh, bền vững. Ảnh: S.T |
Nhiều “hàng rào” tiêu chuẩn
EU là thị trường xuất khẩu truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, song những lợi thế về xuất khẩu đã phần nào bị ảnh hưởng bởi EU đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao về môi trường.
Thương vụ Việt Nam tại Đức cho biết, quy định về thiết kế sinh thái cho sản phẩm bền vững của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực từ trung tuần tháng 7/2024. Quy định này tác động trực tiếp tới mặt hàng da giày, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU.
Quy định về thiết kế sinh thái cho sản phẩm bền vững (Ecodesign for Sustainable Products Regulation - ESPR) là một phần trong gói các biện pháp trọng tâm để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn năm 2020. Quy định này sẽ góp phần giúp EU đạt được các mục tiêu về môi trường và khí hậu, tăng gấp đôi tỷ lệ sử dụng vật liệu tuần hoàn và đạt được các mục tiêu về hiệu quả năng lượng vào năm 2030.
Quy định này khi có hiệu lực sẽ cho phép thiết lập các yêu cầu và thông tin về thiết kế sinh thái cho hầu hết các loại hàng hóa vật chất được đưa vào thị trường EU. Quy định mới về thiết kế sinh thái cho các sản phẩm bền vững được xây dựng dựa trên Chỉ thị về thiết kế sinh thái (Ecodesign Directive) - hiện chỉ bao gồm các sản phẩm liên quan đến năng lượng. Quy định khuyến khích tái chế và tái sử dụng các sản phẩm tiêu dùng trên toàn khối. Ecodesign quan tâm đến việc tích hợp các cân nhắc về môi trường vào tất cả các giai đoạn phát triển sản phẩm. Điều này rất quan trọng trong một thế giới có nhu cầu cao về các sản phẩm hiệu quả và bền vững như một cách để giảm mức tiêu thụ năng lượng và tài nguyên.
Quy định cũng đưa ra các biện pháp cấm tiêu hủy hàng dệt may và giày dép không bán được. Như vậy quy định mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mặt hàng dệt may và da giày, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU và Đức.
Bên cạnh đó, một đạo luật nữa rất quan trọng là đạo luật chống phá rừng cũng tác động trực tiếp tới xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Theo Cục Xúc tiến thương mại, châu Âu là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng, bao gồm 50% cà phê và 60% ca cao của thế giới. Do đó, quy định không phá rừng nhằm giảm tác động của các sản phẩm do công dân Liên minh châu Âu (EU) mua đối với các khu rừng và diện tích rừng trên thế giới. Quy định giảm mất rừng và suy thoái rừng (EUDR) được đề xuất nhắm vào những mặt hàng có tác động lớn đến nạn phá rừng và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng như cà phê, ca cao, đậu nành, dầu cọ, gia súc, gỗ và sản phẩm gỗ… Theo quy định được đề xuất của EU, các công ty điều hành có nghĩa vụ tiến hành thẩm định để đảm bảo những chỉ những sản phẩm không sản xuất trên đất phá rừng mới được phép vào thị trường EU.
Nói về thách thức của vùng sản xuất tại Việt Nam từ yêu cầu của EUDR, TS. Nguyễn Trung Kiên, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: EUDR yêu cầu 100% sản phẩm phải có định vị GPS/polygon đến từng mảnh vườn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỉ lệ này còn thấp, trong khi chi phí định vị lại cao. Tiếp đến, EUDR yêu cầu truy xuất vật lý đến vườn trồng nhưng quy mô này ở nước ta lại nhỏ lẻ, manh mún; chuỗi giá trị phức tạp với nhiều lớp trung gian; chi phí phát sinh rất lớn.
Đánh giá các tác động từ xu hướng chuyển đổi xanh trong thương mại quốc tế xuất khẩu trong bối cảnh thực thi EUDR, TS. Nguyễn Trung Kiên cho rằng, mục tiêu của quy định EUDR được đề xuất nhắm vào những mặt hàng có tác động lớn đến nạn phá rừng và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng như cà phê, ca cao, đậu nành, dầu cọ, gia súc, gỗ và sản phẩm gỗ… Do đó, Việt Nam cần có một khung kế hoạch hành động thích ứng với quy định chống phá rừng của EU để doanh nghiệp có thể tự tin xuất khẩu xanh sang thị trường EU như: xây dựng khung hợp tác công tư trong EUDR; tuyên truyền, vận động; các giải pháp kĩ thuật; xây dựng và vận hành cơ chế đối thoại và đàm phán với EU về EUDR và các quy định khác; huy động nguồn lực.
Chủ động để không bỏ lỡ thời cơ
Theo ông Đinh Sỹ Minh Lăng, Vụ thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương) có nhiều thách thức do tác động của EUDR đến doanh nghiệp Việt Nam. Đầu tiên là chi phí xuất khẩu sang EU có khả năng tăng do thủ tục truy xuất nguồn gốc và chứng nhận EUDR. Điều này gây áp lực cho các công ty vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hàng hoá của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh bởi các đối tranh đã sẵn sàng tuân thủ đầy đủ EUDR. Cùng với đó là hạn chế năng lực truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng. Trong đó, việc khó xác định vùng trồng hợp pháp ảnh hưởng đến kết quả đánh giá và phân loại rủi ro vùng trồng của EU theo quốc gia.
Mặc dù tiềm ẩn nhiều thách thức, song đại diện Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ cho rằng sẽ có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt nếu tận dụng và trở thành bạn hàng thân thiết của châu Âu. Bởi, sản phẩm tuân thủ yêu cầu về EUDR và có chứng chỉ của Hội đồng quản lý rừng thế giới (FSC) sẽ làm tăng tính cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các ngành công nghiệp, EU cũng đang từng bước áp dụng Cơ chế CBAM – Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon, thực hiện đầy đủ từ năm 2026.
Cục Xúc tiến thương mại thông tin, EU đang tiến hành kế hoạch để đạt được mục tiêu tham vọng trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, EU lo ngại các doanh nghiệp EU có thể chuyển những hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon ra nước ngoài để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo, hay còn gọi là “rò rỉ carbon” qua việc chuyển lượng khí thải ra ngoài châu Âu và làm suy yếu nghiêm trọng tham vọng trung hòa khí hậu của EU và toàn cầu. CBAM áp mức giá carbon lên hàng hóa nhập khẩu có lượng phát thải cao (bao gồm xi măng, nhôm, sắt thép, phân bón, hydro và điện). Quy định này hướng đến mục tiêu ngăn ngừa “rò rỉ carbon” và duy trì tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp EU đang chịu phí carbon theo Hệ thống Mua bán Phát thải (ETS). Do đó, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thuộc diện CBAM cần đánh giá cẩn thận các tác động tài chính tiềm tàng của quy định này.
Tin liên quan
Xuất khẩu tốt, FMC đạt doanh số tăng gần 50%
15:00 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỗi tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động
20:46 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
09:03 | 06/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics