Các nước châu Phi học kinh nghiệm của Việt Nam về phát triển nông nghiệp xanh, bền vững
Giải pháp xanh cho nền kinh tế bền vững Tăng trưởng xanh – Chìa khoá cho phát triển bền vững Tạo đột phá cho sản xuất lúa gạo Lần đầu tiên Festival Lúa gạo Việt Nam được nâng tầm quốc tế |
Các đại biểu trao đổi tại hội thảo |
Sự kiện nằm trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, được tổ chức từ ngày 11 đến 15/12 năm 2023 tại tỉnh Hậu Giang. Mục tiêu của hội thảo nhằm thúc đẩy đối thoại về quy mô, phương thức, hiệu quả hợp tác kỹ thuật giữa Việt Nam và một số quốc gia châu Phi thông qua chia sẻ kinh nghiệm về hợp tác Nam – Nam trong phát triển thương mại lúa gạo, kết nối chuỗi giá trị thực phẩm nông sản và an ninh lương thực toàn cầu.
Hợp tác Nam - Nam là một thuật ngữ được các học giả và các nhà hoạch định chính sách sử dụng trong lịch sử để mô tả việc trao đổi tài nguyên, kỹ thuật và tri thức giữa các nước đang phát triển, còn được biết đến là các nước ở Nam bán cầu.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định, sự liên kết giữa các nước đang phát triển có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh chóng, khó đoán định và chịu tác động nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khủng hoảng lương thực, đói nghèo và xung đột. Trong khi đó, Việt Nam lại là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Việt Nam đã và đang hướng đến là nhà sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch – trách nhiệm – bền vững, một nền nông nghiệp xanh, ít phát thải với mục tiêu hướng đến mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, với những kinh nghiệm của mình cùng với sự giúp đỡ của các nhà tài trợ quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng và cam kết mở rộng hợp tác Nam - Nam để hỗ trợ các quốc gia châu Phi bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và thịnh vượng.
Vào tháng 4/2023, Việt Nam đã phối hợp FAO, IRRI cùng nhiều đơn vị quốc tế tổ chức thành công Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững của Mạng lưới một hành tinh. Qua hội nghị, đại diện các nước, tổ chức quốc tế đều đánh giá cao những cam kết mạnh mẽ và đóng góp của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh lương thực, cũng như thúc đẩy quá trình chuyển đổi hệ thống thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm.
Ông Phạm Ngọc Mậu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, Việt Nam luôn giữ vai trò tiên phong trong Hợp tác Nam - Nam, cụ thể là những trợ giúp về giống, kỹ thuật và nhân lực để hỗ trợ các nước châu Phi đảm bảo an ninh lương thực và tiến tới tự chủ về lĩnh vực này.“Việt Nam đang được coi là hình mẫu về phát triển nông nghiệp với chi phí thấp, hiệu quả cao, các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Việt Nam gồm cà phê, hạt điều, hạt tiêu, rau quả nhiệt đới, thủy sản và lúa gạo”, ông Mậu chia sẻ.
Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thực hiện các chương trình nâng cao năng lực bám sát nhu cầu cụ thể của các quốc gia hưởng lợi, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật và học thuật cho các cơ sở giáo dục nông nghiệp chính quy, thành lập các phòng thí nghiệm chung hoặc trung tâm trình diễn ở các nước hưởng lợi.Bên cạnh đó, trên cơ sở kinh nghiệm của mình, Việt Nam sẽ dành nguồn lực các nghiên cứu chung giữa Việt Nam và các nước về chuyển đổi mô hình thể chế và xây dựng chính sách trong phát triển nông nghiệp nông thôn.
Ông Oemar Idoe, Phó Giám đốc GIZ tại Việt Nam, đánh giá, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc về sản xuất lúa gạo, có những những kinh nghiệm lớn về lĩnh vực này có thể chia sẻ với các quốc gia khác, đặc biệt là các nước châu Phi trong quan hệ hợp tác Nam – Nam. “Các nước châu Phi học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những chia sẻ của Việt Nam trong các mối quan hệ, hợp tác về phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, giảm thiểu khí thải, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh lương thực" – ông Oemar Idoe cho biết.
Tiến sĩ Jongsoo Shin, Giám đốc IRRI khu vực châu Á chia sẻ, tại châu Phi, sản lượng lúa thấp, hạn chế tiếp cận công nghệ tiên tiến, quản lý sau thu hoạch gặp khó khăn, ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Trong khi đó, các vùng trồng lúa châu Á phải giải quyết vấn đề sản lượng lúa gạo tăng chậm do suy thoái đất và tài nguyên nước. Đo dó, việc hợp tác sẽ cải thiện an ninh lương thực toàn cầu, xây dựng tương lai bền vững hơn cho hàng triệu người nông dân trồng lúa.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Jongsoo Shin lưu ý rằng, nếu các nhà khoa học phát triển công nghệ không đối thoại chặt chẽ với người nông dân, người châu Á, châu Phi đều không thể tiếp cận được kỹ thuật tiên tiến. Do đó, chia sẻ kiến thức và chuyên môn là một trong những mục tiêu chính của hợp tác Nam - Nam. Thông qua trao đổi trực tiếp trên đồng ruộng, chương trình tập huấn, đối tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, nông dân sẽ hiểu rõ hơn, tại sao họ cần chuyển đổi phương pháp canh tác.
Nhằm mở rộng hệ sinh thái lúa gạo bền vững, Giám đốc IRRI châu Á đề xuất nhà quản lý các nước tăng cường điều phối giữa các bên liên quan; tận dụng nền tảng kỹ thuật số, chia sẻ kiến thức và dịch vụ khuyến nông; thúc đẩy thương mại và đầu tư Nam - Nam trong ngành lúa gạo.
Ông Aziz Arya, Chuyên viên phụ trách hợp tác Nam – Nam và hợp tác tam giác, Văn phòng FAO khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng lưu ý rằng, trong hợp tác Nam – Nam, cần xác định được nhu cầu của nước tham gia, sau đó mới xác định kỹ thuật, chuyên môn nào là tối ưu khi thực hiện. Thời gian qua, FAO đã kết nối thực hiện thành công nhiều hợp tác về chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo giữa Việt Nam với một số quốc gia châu Phi. Theo đó, các dự án hợp tác thành công khi các nhà khoa học hỗ trợ chuyển đi nhưng các kỹ thuật mà họ chuyển giao vẫn còn và tiếp tục được thực hiện ở quốc gia tiếp nhận.
Tin liên quan
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
16:50 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Quản chặt mã số vùng trồng để bảo đảm phát triển bền vững ngành dừa
15:56 | 13/12/2024 Kinh tế
Hợp tác chống buôn lậu, ma túy ở biên giới, cửa khẩu
14:00 | 13/12/2024 An ninh XNK
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics