Các ngân hàng thương mại đầu tư 15.000 tỷ đồng cho chuyển đổi số
Chuyển đổi số giúp giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập của ngân hàng xuống dưới 30% Thanh toán không tiền mặt ngày càng phổ biến Thanh toán không dùng tiền mặt lan tỏa khắp mọi lĩnh vực |
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến tháng 6/2023, lượng tiền giao dịch thanh toán chuyển khoản bình quân tăng 52,35% so với năm 2022. Lượng thanh toán thông qua POS, mã QR, internet và Mobile Banking tăng cả về giá trị lẫn số lượng. Trong khi đó, lượng rút tiền mặt qua ATM giảm khoảng 6,3%.
Ngoài ra, khoảng 40 ngân hàng đã mở tài khoản thanh toán cho khách hàng với khoảng 11 triệu tài khoản thông qua phương thức eKYC; khoảng 20 ngân hàng mở tài khoản thanh toán thẻ đối với khách hàng thông qua eKYC với số lượng 10,8 triệu.
Chính phủ cũng đã yêu cầu thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dân cư, nên đến nay, có khoảng 25 triệu tài khoản của khách hàng đã tích hợp dữ liệu dân cư sau khi Bộ Công an và NHNN có thỏa thuận thống nhất về triển khai về tích hợp dữ liệu dân cư với tài khoản ngân hàng.
Hình thức thanh toán bằng mã QR đang ngày càng phổ biến. Ảnh: ST |
Tại toạ đàm liên quan đến đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử được Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ tổ chức dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) mới đây, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VNBA nhận xét, với những kết quả như trên thì chuyển đối số có vai trò hết sức quan trọng và thiết thực đối với các ngân hàng. Ngân hàng cũng là một trong những ngành đi đầu với sự tham gia đầu tư của các ngân hàng thương mại với mức đầu tư 15.000 tỷ đồng cho công cuộc chuyển đổi số.
Ông Văn Anh Tuấn, Giám đốc cao cấp An ninh Thông tin, Ngân hàng Techcombank cho hay, riêng ngân hàng này đã đầu tư 300 triệu USD cho chuyển đổi số về công nghệ và con người. Theo ông Tuấn, với phương châm lấy khách hàng là trọng tâm, ngân hàng cần tập trung vào các ứng dụng số nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng, từ đó có thể đạt được những lợi ích vô cùng to lớn.
Theo đánh giá của bà Winnie Wong, Giám đốc quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra nhanh hơn nhiều nước khác trong khu vực. Các ngân hàng, tổ chức tài chính tại Việt Nam đã rất chủ động trong việc đảm bảo bắt kịp các xu hướng và công nghệ. Ít nhất 95% ngân hàng tại Việt Nam đang tích cực thực hiện chuyển đổi số.
Các chuyên gia nhận định, điều này cũng một phần rất lớn là nhờ có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước đã rất chủ động và tạo môi trường tốt cho các ngân hàng hoạt động và phát triển. Mặt khác, người tiêu dùng Việt Nam rất hưởng ứng và đón nhận chuyển đổi số.
Đại diện Mastercard nhận định, xu hướng này ở Việt Nam thậm chí phổ biến hơn các nước còn lại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong một nghiên cứu của Mastercard vào năm 2022, 94% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán số trong năm qua. Ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và kể cả những nước phát triển hơn thì tỷ lệ này cũng chỉ ở mức 88%.
Theo đánh giá của Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN), nhiều tổ chức tín dụng đã đạt được số lượng giao dịch trên kênh số lên tới 90%, giúp giảm thiểu nhiều chi phí so với thực hiện các giao dịch truyền thống trước đây. Đồng thời, việc thúc đẩy sử dụng dịch vụ số giúp người dân tránh được các dịch vụ chuyển tiền bất hợp pháp, cho vay nặng lãi…
Tuy vậy, thời gian qua, tình hình an toàn thanh toán, đặc biệt rủi ro gian lận trong thanh toán điện tử cũng tăng mạnh và có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, trong bất cứ lĩnh vực dịch vụ nào, dù hiện đại đến đâu thì kẻ gian vẫn tìm đủ mọi cách để phát hiện ra kẽ hở để lợi dụng, từ đó chiếm đoạn tài sản của khách hàng. Trường hợp điển hình là khách hàng vô tình cung cấp thông tin cá nhân như căn cước công dân, số thẻ, số tài khoản, mật khẩu, mã OTP hay mã số thanh toán... khi tham gia mạng xã hội, sử dụng internet, mua hàng qua mạng...
Bên cạnh đó còn có hiện tượng kẻ gian lợi dụng nâng cấp sim, nâng cấp gói internet trên sim để chiếm đoạt số điện thoại, từ đó chiếm đoạt mật khẩu tài khoản ngân hàng. Một trường hợp xảy ra phổ biến khác là kẻ gian sử dụng tin nhắn giả mạo, gửi các đường link/brandname chứa mã độc để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng...
Vụ trưởng Vụ Thanh toán đã nêu nguyên nhân của hiện trạng trên là do hành lang pháp lý chưa theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ, tội phạm gia tăng ở mức độ cao nên ngành ngân hàng cũng như các bộ, ngành trong thời gian qua triển khai rất quyết liệt các biện pháp ngăn chặn, song vẫn chưa theo kịp. Cùng với đó là nguyên nhân đến từ sự thiếu tương thích của cơ sở hạ tầng, thói quen và sự thiếu hiểu biết của người dân.
Do đó, trước những vấn đề này, các chuyên gia và ngân hàng đều nhấn mạnh, khi thực hiện chuyển đổi số, không chỉ các các tổ chức tài chính mà cả nước cần chung tay bảo vệ các giao dịch tài chính, đảm bảo mọi giao dịch đều an toàn và bảo mật.
Tin liên quan
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics