Các gói hỗ trợ chưa từng có trong tiền lệ
Chính thức ban hành quy định thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng | |
Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh nào được nhận? | |
Sớm đưa gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng đến đích |
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính |
Trong bối cảnh thu ngân sách nhà nước gặp khó khăn do dịch Covid-19 tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng Bộ Tài chính vẫn chủ động rà soát đề xuất, trình Chính phủ nhiều giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp với tổng số tiền lên tới 220.000 tỷ đồng. Điều này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
- Các gói hỗ trợ với doanh nghiệp thực sự rất kịp thời. Trước hết, vì ngay từ đầu Chính phủ đã xác định bằng mọi giá phải chống dịch, coi việc chống dịch là trên hết nên đã cho dừng hết các hoạt động như học tập, lễ hội, khiến giao thông, du lịch, vận tải… bị ngưng trệ. Thêm vào đó, việc cách ly toàn xã hội làm sản xuất và kinh doanh giảm sút rất lớn, cộng với đầu vào của nền sản xuất từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay đầu ra là thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật cũng gặp khó khăn trong giao thương do các nước này đều bùng phát dịch. Do đó, các gói hỗ trợ về thuế, phí sẽ khiến các doanh nghiệp giữ được một lượng tài chính ngay trong tài khoản để duy trì hoạt động. Cùng với đó, việc giảm nhiều loại chi phí, lệ phí cũng khiến các doanh nghiệp giảm được chi phí để chiến đấu với dịch. Đây là những gói hỗ trợ chưa từng có trong tiền lệ và vô cùng kịp thời và hữu hiệu.
Cụ thể như căn cứ vào đối tượng doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách quy định tại Nghị định 41 về gia hạn tiền thuế thì tất cả doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đều được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất. Như vậy, sẽ có một bộ phận rất lớn doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ này.
Ngoài ra, chính sách gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho doanh nghiệp cũng được bao phủ tới hộ kinh doanh hoạt động trong khá nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế từ nông, lâm nghiệp, thủy sản, một số ngành sản xuất đến thương mại, vận tải, kinh doanh dịch vụ ăn uống, du lịch…
Dù rằng hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như đảm bảo an sinh xã hội lúc này là rất quan trọng, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến lo ngại về khả năng cân đối của ngân sách nhà nước. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
- Đương nhiên ngân sách nhà nước trong giai đoạn này sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều do những chính sách hỗ trợ về thuế, phí của Bộ Tài chính làm giảm thu ngân sách. Nhưng cũng không cần lo lắng quá bởi ngành Thuế có thể khai thác nguồn thu từ những doanh nghiệp được hưởng lợi nhờ dịch bệnh như: Thương mại điện tử, vật tư y tế...
Đặc biệt, cơ quan Thuế có thể đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra những nguồn thu thường bị thất thoát như hoạt động chuyển giá của những doanh nghiệp lớn, người nhận tiền từ Google, Facebook, thuế từ chuyển nhượng bất động sản... nhằm bù đắp nguồn thu.
Khi các chính sách hỗ trợ được triển khai vào thực tế, điều mà nhiều người lo ngại nhất vẫn chính là sự trục lợi. Ông nghĩ sao về điều này, thưa ông?
- Cần hết sức lưu ý cảnh giác trước các trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh để "ăn theo" các gói hỗ trợ từ nhà nước. Cơ quan quản lý nên thẩm định hồ sơ kỹ càng, loại những trường hợp lợi dụng tình hình để xin ưu đãi dù không bị tác động bởi dịch bệnh.
Ví dụ trong lĩnh vực kinh doanh bán buôn, bán lẻ, có những ngành vỡ nợ, phá sản do không bán được, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải xin trả mặt bằng, ngừng hoạt động, nhưng cũng có những ngành hàng, mặt hàng lại bán chạy; hay các dịch vụ mang tính cộng đồng, tập trung đông người đang khó khăn nhưng có những dịch vụ vẫn hoạt động bình thường… Do đó, cần phải xem xét cụ thể mức hỗ trợ chứ không thể cào bằng như nhau.
Ngoài ra, cũng cần cụ thể hóa hơn nữa các thông tin về mức miễn, giảm, giãn thuế và đối tượng hỗ trợ cụ thể để tránh những sự lợi dụng chính sách một cách không đáng có. Khi các thông tin về mức miễn, giảm, giãn thuế, đối tượng hỗ trợ cụ thể… được công khai, minh bạch thì các doanh nghiệp có thể theo dõi chéo lẫn nhau, tránh trường hợp lách luật, khai gian để hưởng lợi.
Sự hỗ trợ của Nhà nước phải đúng và trúng đối tượng cần hỗ trợ để doanh nghiệp có thể khắc phục khó khăn, chuẩn bị điều kiện để tái cấu trúc, trở lại hoạt động có hiệu quả hơn sau khi dịch qua đi, đồng thời không bị thất thoát ngân sách nhà nước.
Ông có khuyến nghị gì tới cơ quan quản lý cũng như các đối tượng thụ hưởng chính sách trong bối cảnh này?
- Với tình hình hiện nay rất cần sự quan tâm, theo dõi giám sát để đánh giá một cách chính xác nhất những thiệt hại của doanh nghiệp. Đồng thời phải thường xuyên lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình thực thi chính sách để hỗ trợ kịp thời, đến nơi đến chốn theo tinh thần của Thủ tướng.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng cần ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý của mình để cắt giảm thủ tục hành chính và đưa các thông tin đến các doanh nghiệp một cách nhanh nhất nhưng giảm thiểu tối đa các chi phí cũng như thời gian của các doanh nghiệp.
Còn đối với doanh nghiệp, ngoài trông chờ sự hỗ trợ từ Nhà nước, doanh nghiệp cũng cần có tinh thần tự lực cánh sinh, tự vượt qua khó khăn bằng cách chuyển đổi thị trường, tái cơ cấu sản xuất để đáp ứng yêu cầu của bên mua. Hiện Việt Nam đã ký rất nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới nên trong tình huống không gặp trục trặc với đối tác nước ngoài có thể chuyển hướng sang những thị trường khác cũng như chuyển đổi tư duy, nâng cao chất lượng hàng hóa.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Cục Hải quan Hà Nội có nhiều dấu ấn trong thực hiện nhiệm vụ năm 2024
11:08 | 24/12/2024 Hải quan
Chính sách tài khóa mở rộng ngăn chặn đà suy giảm, thúc đẩy tổng cầu
13:30 | 03/12/2024 Kinh tế
Hỗ trợ tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
13:20 | 03/12/2024 Kinh tế
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics