Bùng nổ thanh toán trực tuyến
Ví điện tử đã phủ sóng nhiều kênh thanh toán dịch vụ công, giúp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. |
Ngân hàng số, ví điện tử hút khách
Nắm bắt nhu cầu sử dụng dịch vụ trực tuyến của người dân trong thời gian dịch bệnh, các ngân hàng đã tung ra nhiều chương trình ưu đãi, đồng thời nâng cấp các dịch vụ thanh toán điện tử để thu hút khách hàng. Điển hình như tại ngân hàng số OCB OMNI, mỗi giao dịch đều được cộng điểm thưởng theo chương trình khách hàng thân thiết – OMNI Rewards, cho phép khách hàng tích điểm đổi quà hoàn toàn online. Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mại hoàn tiền, chiết khấu, tặng quà cũng thu hút rất nhiều khách tham gia. Bên cạnh các ưu đãi, OCB OMNI cũng đẩy mạnh phát triển mở rộng hệ sinh thái. Chỉ cần sử dụng App OCB OMNI, khách hàng có thể trải nghiệm trọn vẹn các dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm đến dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống như thanh toán hóa đơn, vé xe, máy bay, đặt phòng khách sạn… Ngoài ra, khả năng kết nối API với bất kỳ đối tác Fintech sẽ giúp OCB OMNI mở rộng hơn nữa hệ sinh thái, đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu của khách hàng. Bằng cách mang đến nhiều giá trị hơn cho khách hàng, lượng người sử dụng dịch vụ OCB OMNI tăng mạnh trong năm 2020. Tính đến tháng 8/2020, số lượng đăng ký sử dụng ngân hàng số OCB OMNI đã đạt gần 1 triệu người.
Trong khi đó, tại ngân hàng TPBank, với việc áp dụng eKYC (định danh điện tử), lượng người tham gia mở tài khoản ngân hàng cũng tăng vọt. Cụ thể, chỉ sau 1 tháng triển khai, TPBank đã xử lý thành công cho gần 30.000 lượt đăng ký mới trên ứng dụng ngân hàng số thông qua phương thức mở tài khoản trực tuyến và định danh khách hàng điện tử eKYC. Tương tự, HDBank cũng đã đón nhận 35.000 khách hàng mới đăng ký iMoney trên App HDBank cùng 15.000 tài khoản đã thực hiện xác thực thông tin trực tuyến chỉ sau 1 tháng triển khai eKYC.
Đối với ví điện tử, lượng người dùng cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc. Điển hình như Ví MoMo đã chạm mốc 20 triệu người dùng chỉ sau 10 năm ra mắt. Đặc biệt, trong 2 năm gần đây, lượng người dùng Ví MoMo đạt mức tăng trưởng gấp đôi sau mỗi năm, từ 10 triệu người vào thời điểm đầu năm 2019 lên mức 20 triệu vào đầu tháng 9/2020. Hiện Ví MoMo đang nỗ lực phát triển thành "Siêu ứng dụng" đầu tiên tại Đông Nam Á. Dự kiến, trong quý 4/2020, người dùng tại Việt Nam sẽ chính thức được trải nghiệm những dịch vụ trên nền tảng giao diện mới của MoMo, do kỹ sư Việt Nam xây dựng và triển khai, dành riêng phục vụ cho người Việt.
Theo ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc, Ví MoMo, đại dịch Covid-19 giúp các DN thấy được tầm quan trọng của việc số hóa. Việc hướng đến siêu ứng dụng sẽ là nền tảng hữu hiệu giúp các đối tác có thể dễ dàng tiếp cận được hàng chục triệu khách hàng của ví MoMo. Với siêu ứng dụng, ví sẽ giúp các đối tác giải bài toán về doanh thu và chi phí thông qua công nghệ. Đặc biệt, MoMo tạo điều kiện cho các đối tác nhỏ bé, đơn lẻ (như các tiểu thương, người bán hàng rong, các công ty khởi nghiệp,...) có thể bán hàng và thanh toán trực tuyến trên ví…
Thanh toán trực tuyến lên ngôi
Cùng với sự gia tăng về lượng người dùng, các giao dịch thanh toán điện tử cũng có bước nhảy vọt trong thời gian qua. Số liệu thống kế từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, tính đến hết quý 2/2020 các giao dịch thanh toán nội địa đã có tốc độ tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể, số lượng giao dịch qua thẻ ngân hàng đạt trên 171 triệu món, với giá trị giao dịch đạt 399.356 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi cả về số lượng và giá trị so với quý 2/2019. Các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu, lệnh phiếu, thư tín dụng nội địa, SMS Banking, Mobile Banking, Internet Banking, giấy chuyển khoản từ tài khoản vãng lai CA-Current Account... cũng ghi nhận gần 32 triệu món và trên 2,6 triệu tỷ đồng, tăng rất mạnh so với con số 11,5 triệu món và 1,37 triệu tỷ đồng trong quý 2/2019.
Theo số liệu của OCB, trong 8 tháng đầu năm 2020, ngân hàng đã xử lý gần gần 11 triệu giao dịch online, gấp đôi cả về số lượng và giá trị so với cùng kỳ 2019. Riêng trong tháng 8/2020, có tổng cộng 1,5 triệu giao dịch online, gấp 2,5 lần về số lượng và 1,5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Bình quân 1 ngày, hệ thống OCB OMNI xử lý khoảng 50.000 giao dịch, bao gồm chuyển tiền; thanh toán các hóa đơn: điện, nước, internet, truyền hình…; topup điện thoại, gấp ba lần so với cuối năm 2019. Đáng chú ý, các giao dịch tiết kiệm, đầu tư tài chính, bảo hiểm qua OCB OMNI cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh trong thời gian qua, số liệu tháng 8/2020 gấp 5 lần so với đầu năm 2020.
Tại HDBank, sau khoảng một tháng triển khai eKYC, 40% khách hàng thực hiện các giao dịch online trên nền tảng ngân hàng số HDBank thường xuyên, tỷ lệ giao dịch tăng trưởng 25% so với các tháng trước khi triển khai eKYC. Tương tự, số liệu của Ngân hàng VIB cũng cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2020, số lượng giao dịch qua ứng dụng MyVIB của ngân hàng này đã tăng 120%, lượng khách hàng sử dụng tích cực tăng 80%.
Ông Nguyễn Thiện Tâm, Giám đốc chiến lược Ngân hàng số OCB đánh giá, thị trường thanh toán không tiền mặt trong 2 năm trở lại đây có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng đang đẩy mạnh đầu tư ngân hàng số, cũng như giữa ngân hàng số với ví điện tử, song thị trường vẫn còn rất rộng để khai thác. Theo đó, ông Tâm kỳ vọng hệ thống khuôn khổ pháp lý cho các dịch vụ ngân hàng mới sẽ nhanh chóng hoàn thiện trong thời gian tới, để các ngân hàng có đầy đủ hành lang pháp lý nhằm phát triển các sản phẩm số mạnh và nhanh hơn nữa.
Tin liên quan
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
17:17 | 16/12/2024 Kinh tế
MSB và Ngân Lượng hợp tác kiến tạo tương lai thanh toán số
10:10 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Rút tiền trên ATM qua hệ thống NAPAS tiếp tục giảm mạnh tới 19,5%
07:14 | 01/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics