Bức tranh sáng - tối hậu cổ phần hóa - Bài 5: Bệnh viện Giao thông vận tải: Sau cổ phần hoá là... ngõ cụt!
Trước khi cổ phần hóa, Bệnh viện Giao thông vận tải từng được đánh giá là khá có uy tín trong số các cơ sở khám chữa bệnh tại Thủ đô. Ảnh: ST |
“Rắn mất đầu”
Năm 2015, Bệnh viện Giao thông vận tải là đơn vị y tế công lập đầu tiên được chọn lựa cổ phần hóa, Tập đoàn T&T là nhà đầu tư chiến lược, nắm giữ 30% cổ phần. Tuy nhiên, chỉ sau gần một năm, quá trình cổ phần hóa lại bị dừng lại và nhà đầu tư (Tập đoàn T&T) đã yêu cầu thoái vốn.
Lý giải về thực tế này, ông Trần Trung, biết, Bệnh viện chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hóa từ ngày 5/1/2016 sau quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 1/11/2016 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nêu rõ, chỉ cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện, trừ các bệnh viện, trường học, do vậy, việc cổ phần hóa Bệnh viện này bị dừng đột ngột.
Trước thực tế nêu trên cùng với việc cổ phần bị giảm từ 51,43% xuống còn 22,07%, không đạt được lượng cổ phần cần thiết để nắm quyền phủ quyết tại đây, Tập đoàn T&T đã yêu cầu thoái vốn, song đến nay việc rút vốn vẫn chưa được thực hiện. Vậy nên, chủ đầu tư cũng không còn quan tâm đến hoạt động của Bệnh viện. Dù là cơ sở y tế thực hiện cổ phần hóa song lại không có HĐQT, mọi quyết sách đều không được ban hành.
Theo ông Trần Trung, từ đó đến nay đã gần 4 năm, Bệnh viện Giao thông vận tải như “đứa con bị bỏ rơi”, dù đã có nhiều cuộc họp, nhiều kiến nghị, đề xuất được đưa ra song hầu như tình trạng không được cải thiện. Từ cuối năm 2016 đến nay Bệnh viện hoạt động cầm chừng, như “rắn mất đầu”, lượng bệnh nhân tới khám thưa thớt, chủ yếu là các bệnh lý thông thường và… kiểm tra sức khỏe.
Nhận xét về quá trình cổ phần hóa của Bệnh viện Giao thông vận tải, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Vấn đề mấu chốt ở đây là tiến trình cổ phần hóa tại Bệnh viện Giao thông vận tải diễn ra không đúng như cam kết ban đầu, phương án cổ phần hóa thay đổi, nhà đầu tư không được tăng tỷ lệ sở hữu, phần vốn nhà nước vẫn chiếm ưu thế. Chuyên gia này cho rằng, nếu khống chế không cho nhà đầu tư quyền quyết định (sở hữu hơn 50% vốn điều lệ) và quyền phủ quyết (hơn 36% vốn điều lệ) thì việc thu hút nhà đầu tư tham gia vào xã hội hóa đầu tư các đơn vị công lập, sự nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, Việt Nam đang muốn đẩy nhanh tiến trình này nhằm giảm áp lực nguồn lực ngân sách nhà nước để tập trung vào những lĩnh vực cần ưu tiên. |
Giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải cũng chia sẻ, từ cuối năm 2016 đến nay, hầu như bệnh viện không mua sắm thêm được bất kỳ trang thiết bị y tế nào phục vụ khám chữa bệnh. Việc phê duyệt kế hoạch hoạt động năm cũng không được thực hiện do HĐQT không có để quyết định. Chưa kể, một số nội dung cần kíp của các cơ sở y tế như phân hạng bệnh viện, ký kết hợp đồng với bảo hiểm y tế rất khó khăn do không có ai đứng ra quyết định.
“Ngay cả việc quyết định thu nhập tăng thêm hay thưởng Tết cũng không được thực hiện vì không có HĐQT, Giám đốc không thể quyết định. Do vậy thời gian qua bệnh viện chỉ cố gắng duy trì lương cơ bản cho cán bộ nhân viên dẫn đến thực tế một số cán bộ có trình độ tiếp tục xin chuyển công tác. Tình trạng lo lắng, chán nản xuất hiện mà Bệnh viện cũng bất lực”, ông Trần Trung cho biết.
Về phía Tập đoàn T&T, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Tập đoàn cho rằng, giai đoạn đầu Tập đoàn rất tâm huyết và cũng ấp ủ nhiều kế hoạch, tham vọng khi quyết định rót vốn vào Bệnh viện Giao thông vận tải bởi đây là ngành phục vụ trực tiếp sức khỏe cho người dân.
Cũng theo ông Hiển, Tập đoàn T&T đã làm việc với các nhà tư vấn Nhật Bản để xây dựng bản đề án tái cơ cấu toàn diện Bệnh viện, đào tạo, đầu tư mới theo mô hình bệnh viện chuyên nghiệp, chất lượng cao. Bên cạnh đó, T&T cũng đã làm việc với các bệnh viện đầu ngành như Bạch Mai, Việt Đức… để có sự hợp tác trong nguồn nhân lực, đội ngũ y bác sĩ…
Tuy nhiên, sau một quá trình thực hiện Tập đoàn đã gặp khó bởi cơ chế “bó”. Cụ thể, với chủ trương không giảm vốn nhà nước tại Bệnh viện Giao thông vận tải thì cơ cấu cổ đông của Bệnh viện sẽ gồm hơn 70% vốn nhà nước, gần 30% vốn của nhà đầu tư chiến lược.
“Chỉ với gần 30% vốn sẽ rất khó cho chúng tôi trong việc tham gia đầu tư, quản trị Bệnh viện. Ngoài ra, cơ chế này cũng rất khó cho bản thân Bệnh viện vì mỗi năm Bệnh viện sẽ bị cắt hàng chục tỷ đồng kinh phí hỗ trợ hoạt động”, ông Hiển phân tích.
Nguy cơ đóng cửa
Sau vài lần đưa người nhà đi khám bệnh tại Bệnh viện Giao thông vận tải, phóng viên chứng kiến một thực tế khá vắng vẻ tại đây. Theo đó, trong vòng 2 tiếng đồng hồ một ngày đầu tháng 3 (thời điểm chưa thực hiện giãn cách xã hội- PV) ở khu vực chẩn đoán hình ảnh đặt tại tòa nhà kỹ thuật cao 7 tầng hiện đại, mới được đưa vào khai thác hơn 4 năm, qua quan sát phóng viên nhận thấy chỉ lác đác bệnh nhân đến thực hiện chỉ định y khoa. Dù có yếu tố khách quan là ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang hoành hành khiến bệnh nhân tới cơ sở y tế ít đi song theo lời của một số nhân viên tại đây, việc này đã kéo dài chứ không chỉ vài ngày.
Được biết, tòa nhà nghiệp vụ kỹ thuật gồm 7 tầng và 2 tầng hầm, cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tổng diện tích xây dựng gần 17.000m2 có quy mô 200 giường bệnh được khánh thành vào năm 2015, với nhiều trang thiết bị hiện đại, khiến nhiều bệnh viện lớn trong nước phải mơ ước, song giờ công suất sử dụng lại ở mức thảm hại.
Nếu so sánh với một số bệnh viện ngành hoặc các bệnh viện tuyến quận, huyện như Bệnh viện Đại học Y; Bệnh viện Bưu điện; Bệnh viện Đống Đa, quả là chênh nhau khá lớn. Sự vắng vẻ tại Bệnh viện Giao thông vận tải có thể phần nào mang lại sự thảnh thơi cho các bệnh nhân, nhưng đối với các nhân viên y tế tại đây thì thực sự là bất an.
Một nữ điều dưỡng mà phóng viên tiếp xúc cho biết, tâm trạng chung của nhiều nhân viên như chị thấp thỏm không yên, như “ngồi trên đống lửa”, không biết ngày nào bệnh viện dừng hoạt động.
Cần phải nói thêm rằng, trước khi cổ phần hóa, Bệnh viện Giao thông vận tải từng được đánh giá là khá có uy tín trong số các cơ sở khám chữa bệnh tại Thủ đô, với thế mạnh về chạy thận nhân tạo; mổ đục thủy tinh thể mắt Phaco…
Nói về hoạt động cầm chừng của Bệnh viện Giao thông vận tải thời gian qua, Giám đốc Bệnh viện Trần Trung cho rằng, sẽ thật khó để duy trì bệnh viện hoạt động trong tình trạng bình thường chứ chưa nói đến phát triển hay nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Minh chứng cho điều này, qua các con số báo cáo tài chính cho thấy, những năm qua bệnh viện thường xuyên trong trạng thái thua lỗ. Sau 6 tháng đầu năm 2019, Bệnh viện Giao thông vận tải tiếp tục báo lỗ sau thuế hơn 15,8 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ lũy kế lên mức 106,9 tỷ đồng.
Trước đó, trong quý I/2019, Bệnh viện này đã ghi nhận khoản lỗ 12,5 tỷ đồng. Qua đó, nâng tổng lỗ lũy kế của bệnh viện lên hơn 103 tỷ đồng. Còn trong năm 2018, Bệnh viện Giao thông vận tải lỗ 33,08 tỷ đồng, tăng 1,62 tỷ đồng so với năm 2017.
Do vậy giải pháp mà lãnh đạo Bệnh viện Giao thông vận tải nhiều lần đề xuất song vẫn chưa được chấp thuận là Nhà nước mua lại toàn bộ cổ phần đã bán để tái công lập Bệnh viện, giúp ổn định hoạt động của một trong những cơ sở khám chữa bệnh của Thủ đô. “Nếu cứ kéo dài mãi trong tình trạng này, Bệnh viện đối diện với nguy cơ đóng cửa, dừng hoạt động”, Giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải nói.
Tin liên quan
Bệnh viện Tâm Anh đứng đầu các bệnh viện tư tại TPHCM về chất lượng
10:55 | 17/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thoái vốn tại 6 doanh nghiệp thu về gần 330 tỷ đồng trong 5 tháng 2024
09:03 | 04/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tham gia BHYT, nhiều bệnh nhân được chi trả hàng tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh
18:06 | 23/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK