Bộn bề trước năm học mới
Sở Giáo dục-Đào tạo TPHCM đề xuất học sinh THCS, THPT vào năm học mới từ ngày 6/9 | |
Không tăng giá sách giáo khoa từ lớp 3 đến lớp 12 trong năm học mới | |
Gấp rút kết thúc năm học cũ, chuẩn bị năm học mới |
Ban tuyển sinh trường THCS Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội hỗ trợ phụ huynh kiểm tra hồ sơ, giải đáp thắc mắc trong cách thức tuyển sinh trực tuyến cho con em vào lớp 6. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN |
Xây dựng phương án học trực tuyến
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM, hiện thành phố có 249 trường đang dùng làm nơi cách ly, 453 trường hỗ trợ hoạt động xét nghiệm, tiêm vắc xin, có 1.960 giáo viên và 5.898 học sinh thuộc diện F0, F1. Ngoài ra, nhiều công trình xây dựng, sửa chữa trường lớp bị tạm ngưng, nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập (nhất là mầm non) đã bị giải thể. Từ thực tế dịch Covid-19 trên địa bàn, Sở GD&ĐT TPHCM đã đề xuất với UBND TP. không tổ chức tựu trường, khai giảng năm học mới. Từ tháng 9/2021, các trường trên địa bàn TP. sẽ dạy học trên môi trường internet.
Tại Đà Nẵng, các trường học đang chuẩn bị kịch bản để triển khai các hoạt động chào mừng năm học mới qua truyền hình. Cụ thể, chương trình Chào năm học mới sẽ tổ chức vào 7h ngày 5/9 trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình TP Đà Nẵng. Chương trình Khai giảng trực tuyến do các trường thực hiện lúc 7h30; chương trình trực tuyến giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh các lớp diễn ra lúc 8h. Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cũng chỉ đạo các trường học triển khai biên soạn chương trình, lập kế hoạch từng môn học và nghiên cứu phương án tổ chức dạy, học trực tuyến.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 với cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Theo đó, ngày tựu trường sớm nhất đối với tất cả cấp học, ngành học là từ 1/9/2021. Ngày khai giảng, thống nhất toàn TP Hà Nội là ngày 5/9. Hiện nhiều trường trên địa bàn TP Hà Nội đang gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất, hoàn tất các công việc tuyển sinh, phân môn, bồi dưỡng giáo viên, triển khai sách giáo khoa theo chương trình mới. Nhiều trường cũng xây dựng phương án dạy học trực tuyến và trực tiếp để đảm bảo khung kế hoạch năm học mới đã đề ra.
Là một trong những địa phương chịu tác động lớn của dịch Covid-19, ông Trịnh Khôi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh cho hay, đến thời điểm hiện tại Bắc Ninh vẫn chưa có số liệu đánh giá kết quả học tập của năm học. Hiện tỉnh đang xây dựng để có kế hoạch linh hoạt cho năm học mới phù hợp với diễn biến dịch bệnh vẫn còn phức tạp và khó lường. Ngoài ra, tỉnh cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho việc chuẩn bị tốt nhất các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để triển khai chương trình lớp 6.
Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang cho biết, đơn vị đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành khung kế hoạch năm học của địa phương và có đề ra nhiều phương án dự trù. Theo đó, dự kiến học sinh của tỉnh tập trung đến trường sớm nhất vào giữa tháng 9/2021, chậm hơn so với kế hoạch năm ngoái 2 tuần. Nếu dịch bệnh khó lường, địa phương có thể thực hiện phương án tập trung học sinh chậm hơn nữa.
Sẵn sàng chuyển trạng thái
Dự kiến năm học 2021-2022 sẽ diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp, nên mỗi địa phương tùy theo tình hình thực tế, đặc thù các vùng, miền xây dựng kịch bản của mỗi địa phương để triển khai năm học mới.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ sẽ ban hành chỉ thị năm học, có hướng dẫn thực hiện năm học trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Trong đó, có nhiều phương án khác nhau để các trường sẵn sàng chuyển trạng thái từ dạy học trực tuyến sang trực tiếp và ngược lại hoặc kết hợp các hình thức dạy học khác nhau.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, các địa phương phải chủ động và linh hoạt xây dựng kế hoạch, kịch bản năm học để thích ứng với mọi tình huống và hoàn thành chương trình năm học trong năm học mới theo đúng kế hoạch đã đề ra. Theo đó, các trường có thể xây dựng kế hoạch học tập trực tiếp kết hợp học tập trực tuyến. Những thời gian học sinh đến trường được xem như “thời gian vàng” của nhà trường. Vì vậy, các địa phương phải tính toán những nội dung nào phù hợp dạy trực tuyến, những nội dung nào cần thiết học sinh học thực hành thì sẽ triển khai khi các em có cơ hội đến trường. Để giữ vững chất lượng khi dạy học trực tuyến, các trường phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ hạ tầng, học liệu dạy học trực tuyến, điều kiện học sinh học tập tại nhà…
Để đảm bảo chất lượng dạy và học trong điều kiện dịch bệnh, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành các yêu cầu nội dung cốt lõi trong năm học. Các nhà trường cần tận dụng thời gian học sinh học tập trực tiếp trên lớp để giảng dạy các chương trình cốt lõi. Trong trường hợp dịch bệnh phức tạp vẫn chủ động đảm bảo đạt được các yêu cầu nội dung cốt lõi này.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị, các Sở GD&ĐT quan tâm chăm lo cho giáo viên, chú ý bảo đảm đủ số lượng giáo viên cho các môn học, bậc học. Đồng thời, triển khai giải pháp hỗ trợ cho học sinh trong thời gian học tập trực tuyến, giúp các em khắc phục được khó khăn về vật chất, tâm lý.
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, ngành Giáo dục đang đứng trước 2 thách thức lớn, đó là yêu cầu phát triển, đổi mới và trong bối cảnh dịch bệnh. Do đó, chuyển đổi hệ thống để thích ứng với tình hình dịch bệnh tăng sức chống chịu, hạn chế tổn thương trước dịch bệnh sẽ là tất yếu và không thể lảng tránh. Bộ GD&ĐT đã triển khai nhiều hoạt động nhằm ứng phó và thích nghi với tình hình dịch bệnh, như: Ban hành chính sách, hướng dẫn, quy định để chuẩn bị và triển khai năm học mới.
|
Tin liên quan
Phân biệt thật-giả sách giáo khoa và đồ dùng học tập
14:59 | 20/08/2024 An ninh XNK
Mức thu học phí năm học 2023-2024 của TP Hà Nội giảm gần một nửa
09:20 | 01/04/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển Cơ quan điều tra vụ buôn bán hàng nghìn cuốn sách giáo khoa giả tại Bình Dương
20:39 | 25/08/2023 An ninh XNK
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics