Bội chi năm 2022 giảm nhưng vẫn bảo đảm nguồn lực cho chương trình phục hồi kinh tế
Chính sách tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt, hỗ trợ tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Ảnh: H.Anh |
Kinh tế duy trì được đà phục hồi vào cuối năm giúp thu nội địa tăng
Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, tình hình triển khai thực hiện dự toán NSNN năm 2023 vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại báo cáo này Chính phủ cho biết dự toán thu NSNN năm 2022 là 1.411,7 nghìn tỷ đồng (chưa bao gồm 1.707,58 tỷ đồng bổ sung dự toán thu từ nguồn Quỹ thăm dò dầu khí đang theo dõi tại PVN), báo cáo Quốc hội ước đạt 1.614,1 nghìn tỷ đồng.
Đến nay, thu NSNN đạt 1.815,5 nghìn tỷ đồng, tăng 403,8 nghìn tỷ đồng (28,6%) so với dự toán, tăng 201,4 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội. Tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 19,1% GDP, riêng từ thuế và phí đạt 15,4% GDP.
Trong đó, số thu nội địa tăng gần 80,5 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội chủ yếu từ 3 khu vực kinh tế. Bên cạnh đó, một số khoản thu có mức tăng lớn như: thuế thu nhập cá nhân (tăng 17,3 nghìn tỷ đồng); thu phí, lệ phí (tăng 15,1 nghìn tỷ đồng); thu khác ngân sách (tăng 10,5 nghìn tỷ đồng); thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước (tăng 7,4 nghìn tỷ đồng).
Nguyên nhân chủ yếu do những tháng cuối năm kinh tế vẫn duy trì được đà phục hồi, các doanh nghiệp thu nộp ngân sách tăng, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp quý 4 và tạm nộp cả năm (đảm bảo không thấp hơn 80% số thuế phải nộp theo quyết toán). Giá dầu vẫn duy trì ở mức cao, các tập đoàn, tổng công ty đẩy mạnh khai thác, chế biến kinh doanh dầu khí, góp phần tăng thu ngân sách trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các DN sản xuất, lắp ráp ô tô đẩy mạnh tiêu thụ, số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp ngân sách tăng.
Về chi NSNN, dự toán chi là 1.816 nghìn tỷ đồng, báo cáo Quốc hội ước đạt 2.035,4 nghìn tỷ đồng. Căn cứ các nhiệm vụ chi NSNN năm 2022 đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán và các nhiệm vụ chi chuyển nguồn sang năm 2023, đánh giá thực hiện chi NSNN năm 2022 ước đạt 2.158,1 nghìn tỷ đồng, tăng 342,1 nghìn tỷ đồng (+18,8%) so với dự toán, tăng 122,7 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội.
Về bội chi, theo dự toán bội chi NSNN năm 2022 là 404,3 nghìn tỷ đồng (4,3% GDP), báo cáo Quốc hội ước đạt 421,3 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả tăng bội chi cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế). Kết quả thực hiện, theo báo cáo, đạt khoảng 342,6 nghìn tỷ đồng, bằng 3,6% GDP thực hiện, giảm 61,7 nghìn tỷ đồng so dự toán. Trong đó, bội chi ngân sách trung ương giảm 45,9 nghìn tỷ đồng; bội chi ngân sách địa phương giảm 15,8 nghìn tỷ đồng.
Báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, tính đến hết ngày 31/12/2022, dư nợ công còn khoảng 38% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34,7% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 36,8% GDP, thấp hơn trần quy định (tương ứng là 60% GDP, 50% GDP và 50% GDP).
Chi NSNN được quản lý chặt chẽ, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết
Đánh giá chung về kết quả đạt được, Chính phủ cho rằng chính sách tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt, hỗ trợ tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, ứng phó kịp thời với những diễn biến thực tế, góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Kết quả thu NSNN không những bù đắp số giảm thu do thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân (chưa có trong dự toán) mà còn vượt so với dự toán, qua đó đảm bảo nguồn lực cho chương trình phục hồi, tăng chi đầu tư phát triển; thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh. Đồng thời, tiếp tục tích lũy dành nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TƯ của Trung ương.
Cùng với đó, chi NSNN được quản lý chặt chẽ, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; triệt để tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động thu, chi NSNN, quản lý, sử dụng tài sản công.
Chính phủ cũng khẳng định, bội chi giảm so với dự toán và báo cáo nhưng vẫn bảo đảm được nguồn lực cho chương trình phục hồi và bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho 5 dự án đường bộ cao tốc được chuyển từ vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát NSNN của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) theo nghị quyết của Quốc hội.
Bên cạnh đó, nợ công giảm và thấp hơn mức trần ngưỡng cảnh báo theo nghị quyết của Quốc hội, tiếp tục cơ cấu bền vững nợ công, Chính phủ khẳng định.
Ngoài ra, Chính phủ đã chủ động điều hành, giảm mức phát hành trái phiếu Chính phủ so với kế hoạch đầu năm phù hợp với tiến độ thu, chi NSNN và sử dụng hiệu quả ngân quỹ nhà nước. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc...
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK