Bối cảnh đặc biệt cần chính sách đặc biệt
Các chính sách tài khoá kịp thời sẽ giúp nền kinh tế hồi phục sau đại dịch. Ảnh: ST |
Nhìn thẳng thực tế, trong 5 năm qua, dư địa tài khóa của Việt Nam đã được củng cố, khả năng chống chịu của ngân sách nhà nước (NSNN) được tăng cường. Bội chi NSNN giai đoạn 2016-2020 bình quân là 3,45% GDP, thấp hơn bội chi mục tiêu (dưới 3,9% GDP). Nợ công cũng được cơ cấu lại theo hướng an toàn, bền vững hơn (huy động trong nước là chủ yếu, kéo dài kỳ hạn nợ, giảm lãi suất huy động,...). Nhờ đó, tốc độ tăng nợ công giảm dần từ mức bình quân 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 6,4%/năm giai đoạn 2016-2020. Tỷ lệ nợ công giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống khoảng 55,2% GDP cuối năm 2020, dư nợ Chính phủ khoảng 49,1% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,2% GDP và đều trong giới hạn an toàn. Việc kiềm chế bội chi NSNN và nợ công thời gian qua đã giúp cải thiện dư địa chính sách tài khóa, NSNN vẫn đảm bảo được nguồn lực thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch Covid-19, phòng chống thiên tai, bão lũ, duy trì tăng trưởng kinh tế.
Với kết quả đó, trong bối cảnh đại dịch được dự báo tác động khốc liệt tới nền kinh tế không chỉ trong năm 2021 mà dự kiến có thể kéo dài cả trong năm 2022, nhiều DN rơi vào cảnh kiệt quệ, đòi hỏi nguồn lực hỗ trợ để phục hồi nền kinh tế sẽ lớn hơn, nhiều ý kiến cho rằng việc nới trần nợ công, nới bội chi nếu được tính đến vẫn là giải pháp có thể thực hiện được trong bối cảnh hiện nay. Lý do là thời điểm này chúng ta có thế tận dụng cơ hội lãi suất thấp để vay và tái cơ cấu lại nợ công, đồng thời, chấp nhận bội chi cao và vay nợ nhiều hơn trong ngắn hạn để có không gian tài khóa tốt hơn cho các nhiệm vụ vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, đi cùng với việc nới trần nợ công, vẫn phải đảm bảo quản lý chi NSNN tiết kiệm, chặt chẽ; tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch. Trong bối cảnh đặc biệt, chúng ta có thể sử dụng các chính sách đặc biệt, do đó, việc nới trần hoàn toàn có thể tính đến khi GDP giảm do tác động tiêu cực của dịch bệnh khiến tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lên chạm trần.
Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, nếu chưa quyết định nâng trần nợ công thì hiện nay nợ công của Việt Nam vẫn trong ngưỡng an toàn, do đó trước mắt có thể tính tới việc tăng nợ công nếu thực sự cần thiết.
Các chuyên gia cũng tin tưởng rằng, với kinh nghiệm điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính, việc nới trần nợ công và tăng tỷ lệ bội chi trong ngắn hạn nếu được xem xét cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến sức chống chịu của nền kinh tế, đến an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia. Bởi việc nới trần nợ công để có nhiều nguồn lực hơn nhằm hỗ trợ cho DN, cho nền kinh tế nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong đại dịch sẽ giúp nền kinh tế sớm phục hồi.
Tin liên quan
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Qua thời... nhà mặt phố?
08:07 | 30/12/2024 Người quan sát
Bánh chưng làng
09:45 | 29/12/2024 Người quan sát
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Lừa đảo trên mạng
07:01 | 15/12/2024 Người quan sát
Vấn nạn “video bẩn”
08:09 | 11/12/2024 Người quan sát
30 tỷ đồng/m2 đất
14:59 | 08/12/2024 Người quan sát
Chợ Giáng sinh
07:36 | 08/12/2024 Người quan sát
Người nước ngoài sống trong... nhà ở xã hội
08:30 | 04/12/2024 Người quan sát
Quản chặt “khí cười”
14:15 | 26/11/2024 Người quan sát
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics